Nữ CEO của Pepsi nói gì sau khi xin từ chức

Pepsi vừa đưa ra thông báo trên Website chính thức về việc bà Indra Nooyi sẽ thôi làm CEO Pepsi từ ngày 3-10 sau 12 năm đảm nhiệm vị trí.
Nữ CEO của Pepsi nói gì sau khi xin từ chức

Tuy nhiên, bà vẫn là chủ tịch hội động quản trị cho đến đầu năm sau. Đảm nhiệm vị trí CEO thay bà là Ramon Laguarta - Giám đốc hoạt động toàn cầu của Pepsi.

Sinh ra tại Ấn Độ, bà Nooyi năm nay 62 tuổi. Bà thuộc số ít những nhà lãnh đạo da màu đưa doanh nghiệp lọt vào bảng xếp hạng Fortune 500 - nhóm 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ.

Bà từng chia sẻ rằng: "Lớn lên tại Ấn Độ, tôi chưa bao giờ tưởng tượng rằng mình sẽ có cơ hội để lãnh đạo một doanh nghiệp khác thường”.

Nooyi trở thành CEO của Pepsico vào năm 2006 và là nữ CEO đầu tiên trong lịch sử hơn 50 năm phát triển của tập đoàn này. Bà đã giúp công ty này trở thành doanh nghiệp thành công hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Doanh số của Pepsi tăng 80% trong 12 năm bà làm CEO. Trước khi trở thành CEO, bà đảm nhiệm vai trò mở rộng công ty thông qua các vụ sáp nhập, trong đó có vụ mua lại Quaker Oats năm 2001.

Đồng thời, bà cũng đi tiên phong trong việc biến Pepsi thành một doanh nghiệp thân thiện với môi trường hơn. Dưới sự lãnh đạo của bà, lợi nhuận ròng tập đoàn đã tăng từ 35 tỉ USD năm 2006 lên 63,5 tỉ USD vào năm 2017, tỉ lệ tăng trưởng hằng năm là 5,5%.

Nói về lý do từ chức, bà trả lời trên tờ Bloomberg.com rằng: "Tôi đã có một thời gian tuyệt vời làm giám đốc điều hành nhưng vào một thời điểm nào đó, bạn ngồi lại và nhìn xem đó là một động thái có trách nhiệm để thực hiện một quá trình chuyển đổi có trật tự và để người khác tiếp quản sự lãnh đạo của công ty này".

“Ramon Laguarta là người thích hợp để xây dựng thành công của Pepsi [...] Ông có một sự hiểu biết sâu sắc về những sở thích thay đổi của người tiêu dùng và các xu hướng quan trọng khác đang diễn ra trên khắp thế giới và ông đã chứng minh rằng ông biết cách điều hướng chúng thành công [...] Tôi tin rằng ông sẽ đưa PepsiCo lên tầm cao mới trong những năm tới đây" - bà chia sẻ tiếp.

Được biết Laguarta- người kế nhiệm của Nooyi từng giữ các vị trí như Chủ tịch Pepsi, giám sát hoạt hoạt động toàn cầu, nhà chiến lược doanh nghiệp... Ông cũng là người nhập cư đến từ Tây Ban Nha.

Theo Plo

>> Nữ tướng Pepsi - Indra Nooyi: Nông nổi… giếng khơi

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...