Nữ diễn viên Emma Watson được bổ nhiểm vào hội đồng quản trị tập đoàn hàng hiệu sở hữu Gucci

Mới đây, nữ diễn viên người Anh Emma Watson đã gia nhập hội đồng quản trị của tập đoàn thời trang xa xỉ Pháp Kering.
Nữ diễn viên Emma Watson được bổ nhiểm vào hội đồng quản trị tập đoàn hàng hiệu sở hữu Gucci

Nữ diễn viên Emma Watson, nổi tiếng với vai diễn Hermione Granger trong Harry Potter, đã gia nhập hội đồng quản trị của tập đoàn thời trang xa xỉ Pháp Kering 

Cùng với Emma, Kering đã bổ nhiệm thêm 2 tên tuổi lớn khác vào đội ngũ quản trị của mình - bà Jean Liu, chủ tịch của doanh nghiệp Didi Chuxing và ông Tidjane Thiam, cựu CEO của ngân hàng đầu tư Credit Suisse và hiện giữ vị trí đặc phái viên của Liên minh châu Phi. 

Kering là tập đoàn hàng hiệu sở hữu những thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới như Gucci, Balenciaga, và Alexander McQueen...

Với sự tích cực trong các hoạt động của mình về vấn đề xã hội, môi trường, thời trang bền vững, … Emma Watson cũng được tập đoàn Kering tin tưởng và giao phó vị trí chủ tịch uỷ ban bề vững của hội đồng quản trị. Vào năm ngoaí, TT Pháp Emmanuel Macron đã mời Emma Watson tham gia Hội đồng Bình đẳng giới với vai trò cố vấn cho G7. 

Trước đó vào 2014, Emma Watson đã được bổ nhiệm làm đại sứ thiện chí của Phụ nữ Liên Hiệp Quốc, đưa ra sáng kiến HeForShe nhằm mục đích thúc đẩy bình đẳng giới. Thành công từ sáng kiến đã mang lại cho Emma một vị trí trong danh sách Những người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới năm 2015 của Tạp chí Time.  

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...