Nữ doanh nhân cổ xưa Bùi Thị Hý

Có lẽ bà tổ làng Gốm Chu Đậu (Nam Sách – Hải Dương) – thế kỷ thứ XV là một trong những nữ doanh nhân cổ xưa nhất của Việt Nam. Ông Nguyễn Hữu Thắng – Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Thương mại Hà Nội Hapro

Có lẽ bà tổ làng Gốm Chu Đậu (Nam Sách – Hải Dương) – thế kỷ thứ XV là một trong những nữ doanh nhân cổ xưa nhất của Việt Nam.Ông Nguyễn Hữu Thắng – Chủ tịch HĐQT Tổng Cty Thương mại Hà Nội Hapro là người đầu tiên say sưa kể cho tôi nghe về vùng đất huyền thoại Chu Đậu – nơi phát tích của những lò gốm cổ lừng danh một thời. Nơi có những chiếc bình gốm được coi là quốc bảo của các quốc gia khác có giá tới cả triệu đô la. Cũng chính bởi lòng tự hào dân tộc, say sưa kinh doanh mà Ông Thắng và Hapro đã hồi sinh gốm Chu Đậu và nơi đây trở thành địa chỉ văn hóa, thương mại được nhiều người tìm đến.[caption id="attachment_10912" align="alignnone" mwidth="681"]

Viên gạch khắc hình được cho là hình của tổ nghề gốm Chu Đậu Bùi Thị Hý[/caption]Về Chu Đậu, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc và chúng tôi đến thắp hương đền thờ bà Bùi Thị Hý trong khuôn viên Cty Cổ phần Chu Đậu. Chẳng thể ngờ được từ thế kỷ xv chúng ta đã có nữ nghệ nhân doanh nhân và nhà hàng hải tài ba như thế! Và cũng chẳng thể ngờ một dòng gốm đặc sắc và quý giá đã từng đi ra bốn bể năm châu lại bị thất truyền lâu như thế.Người có công tìm lại gốm Chu Đậu, bắt đầu là ông Makoto Anabuki, Bí thư văn hóa Đại sứ quán Nhật với phát hiện chiếc bình tinh xảo tại bảo tàng Topkapi Saray Istanbul. Chiếc bình được mua bảo hiểm 1 triệu đô có khắc dòng chữ Hán “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi Thị Hý bút”. (Dịch là năm Thái Hòa thứ 8(1450) tại châu Nam Sách, nghệ nhân Bùi Thị Hý viết).Ông Bí thư văn hóa Nhật viết thư cho ông Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Hưng (cũ) nhờ tìm xuất xứ chiếc bình này. Người lần tìm tung tích của nữ nghệ nhân bí ẩn Bùi Thị Hý và mong muốn được vén bức màn lịch sử để tìm làng gốm cổ Chu Đậu là nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành cho biết mất hàng chục năm tìm kiếm với nhiều cuộc khai quật và nhờ gặp được hậu duệ của dòng họ Bùi và cuốn gia phả mà ông mới xác định được danh phận của bà Bùi Thị Hý (1420 – 1499).Bà là cháu ngoại của khai quốc công thần đời Lê Bùi Quốc Hưng, có tài viết và vẽ đồ gốm rất đẹp. Một điều rất lý thú là bà từng giả trai đi thi đại khoa đến tam trường thì bị phát hiện. Rồi bà lấy chồng là một nhà đại chủ Đặng Sỹ - chủ lò gốm Chu Trang (gốm Chu Đậu bây giờ). Trong một lần đi giao hàng trên biển, Ông Sỹ bị tai nạn mất. Thời gian sau, bà Hý tái giá với ông Đặng Phúc cũng là một thương gia ở Chu Đậu. Bà đã cùng chồng làm gốm và đích thân cùng ông chỉ huy các thuyền xuất khẩu gốm Chu Đậu sang các nước phương Tây.Một cơ duyên trong nghề khiến ông Hoành còn tìm được một phiến đá nhỏ hình vuông kích thước 17x17x7 cm trên có chữ Hán “Châm bàn chu hải khứ, Bùi Thị Hý” (Dịch: Bàn kim chỉ đường đi cho thuyền biển của Bùi Thị Hý). Ở giữa là bàn gạch chữ thập, ghi chữ Bắc, Đông, mất chữ Nam, Tây. Giữa la bàn có một lỗ rộng 1,4cm sâu 1,5cm, giữa lỗ còn có một lỗ nhỏ 2cm, khoét sâu xuống để đặt kim nam châm. Bàn của la bàn bằng đá cẩm thạch được mài nhẵn mặt trên. Đây là hiện vật vô cùng quan trọng, xác nhận bà Bùi Thị Hý là người đi biển ở thế kỷ XV.Ông Tăng Bá Hoành còn được họ Bùi cho xem nhiều cổ vật do tổ tiên truyền lại, trong đó có một mâm đồng là toàn bộ bản sao văn bia mộ của bà Bùi Thị Hý. Cũng từ dấu vết này mà ông Hoành và dòng họ Bùi đã tìm được mộ phần của bà Bùi Thị Hý.Hiện viên gạch đậy trên mộ được cất giữ ở bảo tàng Hải Dương có ghi “Tẫn cốt tổ cô Bùi Thị Hý nội bình Vọng nguyệt bảo kiếm”(Dịch: Tro xương tổ cô Bùi Thị Hý trong bình cùng thanh kiếm của bà – Vọng Nguyệt là tên hiệu của bà Hý. Cũng theo ông Hoành cuối đời bà Bùi Thị Hý về công đức tiền của làm đình, chùa Viên Quang. Ông Hoành và dòng họ Bùi  tìm về chùa thì mới biết đình và bia ở đình có ghi tiểu sử của bà Hý đã bị phá từ lâu, chỉ còn một cây thiên đài để thắp hương có nhắc đến tên bà.Có một bài thơ của tiến sỹ Phạm Cảnh Trực sáng tác từ đầu thế kỷ xx ca ngợi sự nghiệp của bà Bùi Thị Hý, hai câu cuối như sau:Đất phương vạn phẩm dư hương sắcHoằng thủy đào từ Quang Ánh trang.Bản dịch của Bùi Đức Nhuận: Đất thơm vạn phẩm dư hương sắc – Lung linh gốm sứ Quang Ánh trang.Vẻ đẹp của gốm Chu Đậu, như nhà khảo cổ Tăng Bá Hoành từng nói “Mầu men và hoa văn trên gốm cổ đầy chất thơ mang bản sắc riêng của Việt Nam, không lẫn với bất cứ dòng gốm nào”.Khói hương thơm thoảng cả không gian, tôi tưởng như thấy hình bóng người đàn bà có bàn tay tài hoa, trái tim dũng cảm và bản lĩnh của một doanh nhân cách chúng ta tận 500 năm...Tôi say mê theo những nét bút của các cô gái đang say sưa vẽ trong xưởng; Ngắm những chiếc bình tỳ bà mềm mại như người con gái thắt đáy lưng ong, hiền thục nết na, những chiếc bình hoa lan có miệng hình trụ, thể hiện cho tính dương, cho trụ cột vững chắc và cả những chiếc bình vôi dân dã mà tinh tế gợi đến lá trầu xanh ẩn giấu cả một nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ...Người xưa đã xa rồi mà vẫn như thấp thoáng đâu đây...

Diệu Hằng

Có thể bạn quan tâm