Ông lớn ô tô BYD liên tiếp “gặp hạn”, khách nổi giận, tỷ phú Mỹ rút vốn

Dù BYD, ông lớn trong ngành ô tô điện, luôn tự hào về những thành tựu ấn tượng và chiến lược mở rộng mạnh mẽ, nhưng gần đây, hãng xe này đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức…

byd-perisur-showroom-in-mexico-city-458.png

Mặc dù thời gian gần đây, ông lớn xe điện BYD liên tục “khoe” về những thành tựu ấn tượng cùng nhiều chiến tích nổi bật, nhưng nhiều rắc rối đã đến với hãng xe này có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của hãng.

Những “lùm xùm” này không chỉ làm giảm uy tín mà còn có nguy cơ khiến thương hiệu BYD sụp đổ trong mắt người dùng toàn cầu. Bởi, một khi sự nổi bật của thành tựu bị lu mờ do các vấn đề không giải quyết được, niềm tin của khách hàng vào chất lượng và độ tin cậy của BYD sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

ĐÒN GIÁNG XUỐNG THAM VỌNG CỦA BYD

Mới đây, trang tin Reuters cho hay, chính phủ Ấn Độ đã quyết định bác bỏ đề xuất của hãng ô tô Trung Quốc BYD về việc xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại nước này. Được biết, đề xuất của BYD được đệ trình thông qua quan hệ đối tác với Megha Engineering and Infrastructure Ltd (MEIL), dự định xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện và pin, với kế hoạch sản xuất từ 10.000 đến 15.000 xe điện mỗi năm.

Đồng thời, MEIL sẽ tham gia vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu đường và nhà máy điện, cùng với việc thiết lập các trạm sạc và trung tâm nghiên cứu phát triển. Có thể thấy, BYD đã thể hiện quyết tâm lớn khi trình bày kế hoạch đầu tư này, nhằm mở rộng sự hiện diện của mình trong thị trường ô tô đầy tiềm năng như Ấn Độ.

capture-17224164166761250276283-1722420173903-17224201744211930387769-8393.jpg

Tuy nhiên, sau khi Bộ Thương mại Ấn Độ và Bộ Xúc tiến Công nghiệp và Thương mại nội địa tham khảo ý kiến từ các cơ quan liên quan, chính phủ Ấn Độ đã quyết định từ chối đề xuất này.

Đây được coi là một đòn giáng mạnh đối với tham vọng của BYD, đặc biệt khi hãng này đã gia nhập thị trường Nam Á kể từ năm 2007 với hai mẫu xe. Việc không thể hiện thực hóa kế hoạch đầu tư lớn này sẽ đặt ra thách thức lớn cho BYD trong việc “bước một chân” vào thị trường đầy tiềm năng như Ấn Độ.

Không chỉ riêng vấn đề tại Ấn Độ, một thông tin nổi bật trong tuần cuối tháng 7 là việc công ty đầu tư Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren Buffett tiếp tục giảm tỷ lệ sở hữu cổ phiếu tại BYD, từ hơn 20% vào năm 2022 xuống còn dưới 5%.

Theo thông tin trên Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông vào ngày 22/7, Berkshire đã bán gần 1,4 triệu cổ phiếu BYD, tương đương khoảng 340 triệu đô la Hồng Kông (43,6 triệu USD).

screenshot-1722589473-7342.png
Tỷ phú Warren Buffett

Việc cổ phần của Berkshire Hathaway tại BYD giảm từ 5,06% xuống còn 4,94%, điều này đồng nghĩa với việc Berkshire không còn nghĩa vụ công bố thông tin về các giao dịch bán tiếp theo. Điều này khiến cho việc theo dõi hoạt động đầu tư của họ trong BYD trở nên khó khăn hơn và cũng không rõ liệu Berkshire có kế hoạch thoái vốn hoàn toàn hay không.

Hiện, lý do cụ thể cho việc giảm cổ phần vẫn chưa rõ ràng. Nhiều giả thuyết được đưa ra bao gồm việc chốt lời, giải phóng tiền mặt, cắt giảm danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro địa chính trị hoặc phòng tránh các vấn đề tiềm ẩn trong tương lai của BYD.

GÓC KHUẤT ĐÁNG LO NGẠI

Trong tháng 7, hãng xe điện Trung Quốc BYD đã chính thức bước một chân vào thị trường Việt Nam. Dễ nhận thấy, sự xuất hiện của BYD mở rộng thêm sự lựa chọn cho người dùng Việt. Tuy nhiên, ông lớn ô tô này vẫn đang phải đối mặt với những thách thức không nhỏ, như việc hạ tầng trạm sạc chưa đồng bộ cùng với những định kiến về nguồn gốc sản phẩm.

Thêm vào đó, các thông tin ồn ào về chất lượng và sự không niềm nở đón nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới có thể trở thành rào cản lớn mà BYD cần phải vượt qua để khẳng định vị thế trên thị trường mới như Việt Nam.

Từ những tháng đầu năm 2024, thị trường châu Âu đã chứng kiến hàng chục nghìn chiếc xe BYD bị từ chối thông quan do phát hiện tình trạng nấm mốc bên trong nội thất. Thông tin từ Wall Street Journal, vấn đề này không chỉ xuất hiện trong quá trình vận chuyển dài ngày, mà còn do hàng nghìn chiếc xe BYD chưa được xử lý đúng quy trình ion hóa chuẩn mực.

screenshot-1722589708-2758.png

Nhiều quốc gia châu Âu đã nghi ngờ về quy trình kiểm soát hậu sản xuất của thương hiệu Trung Quốc này. Ước tính có ít nhất 10.000 chiếc BYD vẫn đang nằm chờ tại các cảng châu Âu, trong khi giấy chứng nhận bán hàng tại khu vực này có thời hạn cụ thể. Khi giấy chứng nhận hết hạn, những lô hàng này sẽ không còn cơ hội xuất hiện trên các con đường của lục địa già.

Điều này càng trở nên nghiêm trọng khi đối chiếu với sự sốt sắng của BYD trong việc mở rộng thị trường, bao gồm cả Việt Nam. Các chuyên gia lo ngại rằng những lô xe gặp vấn đề có thể sẽ quay trở lại và được đưa đến các quốc gia đang phát triển.

screenshot-1722589644-2788.png

Tình trạng phản hồi tiêu cực không chỉ dừng lại ở châu Âu. Tại Nhật Bản, nhiều lô xe BYD đã phải trải qua sửa chữa, thay thế bộ phận, hoặc khắc phục tình trạng móp méo và trầy xước để được nhập khẩu vào nước này. Tại Thái Lan và Israel, xe BYD cũng gặp phải khiếu nại từ người dùng về bong tróc sơn, nhựa kém chất lượng, hoặc cong vênh.

Gần đây nhất là thông tin về việc người tiêu dùng tại Thái Lan đang nổi giận trước việc xe điện BYD của Trung Quốc giảm giá "quá nhanh và quá sâu", khiến nhiều khách hàng cảm thấy bị lừa dối.

Các phương tiện truyền thông Thái Lan đồng loạt đưa tin rằng Chính phủ nước này đã yêu cầu Văn phòng Ủy ban Bảo vệ Người tiêu dùng vào cuộc điều tra việc BYD giảm giá bán một số mẫu ô tô gần đây.

Mức giảm so với giá ban đầu tương đương từ 57,8 đến 218,2 triệu đồng đã khiến nhiều khách hàng đã mua mẫu BYD Atto 3 trước đó cảm thấy tức giận. Theo thông tin trên các trang truyền thông Thái Lan, kể từ khi cuộc điều tra về chính sách giảm giá của BYD được khởi động, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Thái Lan đã nhận được khoảng 70 đơn khiếu nại. Nhiều khách hàng cho rằng việc giảm giá đột ngột này đã làm cho họ cảm thấy mình bị lừa khi mua xe với giá cao hơn.

Một khía cạnh khác, một nỗi lo lớn được không ít người dùng và các nhà chức trách tại nhiều quốc gia đưa ra là vấn đề an toàn thông tin. Trang tin Reuters cho hay, Mỹ đã mở một cuộc điều tra với BYD nói riêng và xe điện tới từ Trung Quốc nói chung bởi lo ngại về khả năng công nghệ trang bị trên ô tô có thể thu thập thông tin và dùng cho mục đích do thám.

LO SỢ BYD LÀM VIỆC KIỂU “MUA ĐỨT BÁN ĐOẠN”

Hãng xe Trung BYD mới bước vào thị trường Việt không lâu, ngoài nhà phân phối lớn nhất của BYD là Bitcar, ông lớn này đang tiến hành tuyển dụng đại lý phân phối trên toàn quốc. Nhìn vào mô hình kinh doanh của BYD tại Việt Nam có thể thấy, rõ ràng sự tập trung của hãng vào việc mở rộng mạng lưới đại lý hơn là thực hiện các khoản đầu tư trực tiếp.

Các đại lý sẽ đầu tư chi phí cho việc thiết lập cơ sở vật chất như mặt bằng, showroom và đội ngũ nhân sự. Bên cạnh đó là chi phí nhập hàng, bao gồm cả xe và phụ tùng. Hơn nữa, chi phí marketing và phát triển thị trường cũng phần lớn thuộc về hoạt động của đại lý.

Dễ nhận thấy, mô hình kinh doanh này cho phép BYD duy trì rủi ro tài chính, nhưng đồng thời gây một áp lực lớn lên các đại lý, phải gánh vác phần lớn chi phí và rủi ro. Đầu tháng 5/2024, Tasco Auto đã bất ngờ rút lui khỏi dự án mở đại lý BYD tại thị trường Việt. Không ít người dùng cho rằng, động thái này là một hành động rút lui sau khi nhận thấy các rủi ro quá lớn.

b1-4697.png

Câu chuyện “mua đứt bán đoạn” của các hãng xe Trung Quốc không còn là vấn đề mới đối với người dùng Việt, khi hai đàn anh của BYD trước đó là Beijing hay MG cũng vướng không ít “lùm xùm” về việc “bán xong là xong”.

Tuy nhiên, BYD là ô tô điện, yêu cầu các đại lý phải xử lý nhiều yếu tố liên quan đến hạ tầng và dịch vụ hậu mãi. Điều này bao gồm việc xây dựng trạm sạc, cập nhật phần mềm trên xe và duy trì dịch vụ bảo hành.

Trong khi các xe sử dụng động cơ xăng có thể chỉ yêu cầu việc đổ xăng và sửa chữa tại gara thì ô tô điện đòi hỏi một hệ sinh thái hỗ trợ toàn diện. Gần đây, tại Thái Lan, một trong những thị trường lớn của BYD tại Đông Nam Á, nhiều khách hàng đã bày tỏ sự giận dữ và viết phản hồi tới BYD vì nhiều trải nghiệm tồi tệ khi sử dụng dịch vụ của BYD.

Theo trang tin Reuters, nhiều người dân Thái đã tỏ ra thất vọng khi phải mất tới 2 đến 3 ngày để đặt được lịch hẹn với trung tâm bảo hành của hãng này.

Khi so sánh với dịch vụ hậu mãi của VinFast, một cái tên quen thuộc mang danh ô tô quốc dân, BYD vẫn còn một khoảng cách khá lớn. VinFast đã xây dựng một hệ thống dịch vụ hậu mãi vững chắc và thân thiện với khách hàng, từ việc bảo trì định kỳ đến hỗ trợ khẩn cấp, và đặc biệt là khả năng xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh.

Trong khi đó, BYD còn phải nỗ lực nhiều hơn để cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ của mình, từ việc đảm bảo bảo hành cho đến việc duy trì và cập nhật hạ tầng hỗ trợ xe điện. Sự khác biệt này không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng mà còn tác động trực tiếp đến vấn đề cạnh tranh của ông lớn xứ Trung tại Việt Nam.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

10 mẫu xe hơi tốt nhất năm 2024

10 mẫu xe hơi tốt nhất năm 2024

Giải thưởng thường niên của Car and Driver (một tạp chí nghiên cứu xe hơi nổi tiếng) đã lựa chọn 10 mẫu xe của năm 2024 đáp ứng được mục đích, mang lại giá trị đáng kinh ngạc và trải nghiệm lái tuyệt vời...

Tổng thống Bulgaria đến thăm và làm việc tại tổ hợp nhà máy VinFast Hải Phòng

Tổng thống Bulgaria đề nghị Vinfast sớm bán ô tô điện và đầu tư sản xuất tại Bulgaria

Một bước tiến mới trong quá trình mở rộng thị trường quốc tế, VinFast vừa nhận được lời mời hợp tác đầy hấp dẫn từ Bulgaria, Tổng thống Bulgaria đã chính thức đề nghị hãng xe Việt Nam sớm đưa sản phẩm ô tô điện vào thị trường này và thậm chí còn mở rộng đầu tư sản xuất...

Khách hàng Indonesia nhận bàn giao VF 5 trong khuôn khổ sự kiện Gaikindo Jakarta Auto Week 2024

Vinfast chính thức bàn giao ô tô điện VF 5 tại Indonesia

Indonesia, một trong những thị trường ô tô lớn nhất Đông Nam Á, đang chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ sang xe điện. VinFast đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này khi chính thức bàn giao mẫu ô tô điện VF 5 tại đây...