Đó chính là “màn dạo đầu” cho một “trận đánh lớn” của Tập đoàn Trung Thủy sau 10 năm âm thầm chuẩn bị.
Người chỉ huy “trận đánh” ấy, không ai khác chính là Nguyễn Trung Tín, CEO của Tập đoàn. Anh cũng chính là doanh nhân trẻ được gặp gỡ, trò chuyện trực tiếp với Tổng thống Mỹ Barack Obama khi ông sang thăm Việt Nam cuối tháng 5/2016. Khi ấy, vị tổng thống quyền lực của nước Mỹ ký tặng anh trên một bức tranh với lời nhắn nhủ: “Hãy mơ những giấc mơ lớn”.
Người kế nghiệp và câu chuyện về “2 lon nước ngọt”
Chọn người kế nghiệp là câu chuyện khiến nhiều ông bà chủ đau đầu nhưng với bà Dương Thanh Thủy, người sáng lập Tập đoàn Trung Thủy (TTG Holding), mọi việc lại hết sức nhẹ nhàng. Bởi một lẽ đơn giản, gia đình bà đã có Nguyễn Trung Tín.
“Cha mẹ ít khi nào nói với tôi về chuyện kế thừa. Họ tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học tập tốt nhất, cho tôi đi rất nhiều nơi và gặp gỡ rất nhiều người”, Trung Tín chia sẻ và cho biết khi kết thúc bậc học phổ thông tại Úc, chuẩn bị bước vào đại học, ngành mà anh muốn học là kiến trúc. Tuy nhiên, một bức thư khá dài của cha đã khiến anh suy nghĩ rất nhiều và thay đổi định hướng nghề nghiệp. Anh quyết định nghe theo lời cha: Học kinh tế.
“Cha tôi nói, nếu con làm kiến trúc sư thì cả đời con sẽ thiết kế và vẽ theo ý kiến của người khác, còn khi con làm doanh nhân thì con là người quyết định, ra đề bài cho kiến trúc sư để tạo ra sản phẩm theo ý mình”, Tín kể với niềm tự hào và ngưỡng mộ về người cha của mình.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Melbourne, năm 2011, Tín về nước, khởi sự từ vị trí nhân viên marketing của Tập đoàn và bắt tay vào thực hiện những dự án đầu tiên. Vay lãi 10 tỷ đồng và thuê lại một cơ sở kinh doanh của gia đình, Tín mở Sin Ultra Lounge, một địa chỉ vui chơi cho giới trẻ. Thiếu gia Nguyễn Trung Tín phải tự thân một mình lăn lộn và nghĩ cách bán từng chai bia hay lon nước ngọt để trả lương cho nhân viên và trả nợ cho bố mẹ.
“Nếu tổng thống các nước có “100 ngày sau nhậm chức” để ghi dấu ấn thì Trung Tín đặt ra mục tiêu cho mình là 90 ngày để thay đổi và đưa bộ máy Tập đoàn Trung Thủy vận hành theo một quỹ đạo mới.
“Mọi thứ không quá khó khăn nhưng cũng không dễ dàng. Tôi phải chật vật, xoay xở một thời gian thì Sin Ultra Lounge mới ổn, bắt đầu có lãi”. Trung Tín nhớ lại một “trải nghiệm sâu sắc” khi quản lý Sin Ultra Lounge. Khi ấy, trong một lần hẹn ăn trưa cùng bố mẹ, Tín xin đến trễ vì phải rà soát lại quy trình khi phát hiện thiếu hụt mất “2 lon nước ngọt”. Đối với bà Dương Thanh Thủy, người đang rất sốt ruột vì sự trễ hẹn của con trai, có thể nghĩ rằng, 2 lon nước ngọt vài chục ngàn có đáng gì. Nhưng với Trung Tín ở góc độ quản trị, nó thực sự quan trọng.
“Hai lon nước ngọt có giá trị rất nhỏ nhưng một quy trình vận hành lại không thể kiểm tra được nó bị hao hụt ở đâu lại là chuyện lớn”. Sau khi lục tung mọi thứ lên nhưng hai lon nước ngọt vẫn “bặt vô âm tín”. Trung Tín thừa nhận thất bại của quy trình quản lý và quyết tâm thay đổi. Sin Ultra Lounge khởi sắc và sau 18 tháng, Trung Tín trả sạch nợ cha mẹ, đồng thời hoàn trả luôn cả phần “vốn” mà cha mẹ đã đầu tư cho anh đi du học.
90 ngày trên “ghế nóng”
“Với Trung Tín, Lancaster Lincoln đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ đánh dấu sự trở lại của Trung Thủy sau 10 năm vóng bóng trên thị trường mà còn là dự án đầu tay khi Trung Tín đảm nhiệm vai trò CEO của tập đoàn.
Trong 4 năm từ khi về nước, trước khi được bổ nhiệm Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Thủy, ngoài Sin Ultra Lounge, Trung Tín còn thực hiện thêm 3 dự án khác. Thành công có, thất bại cũng có.
Trong đó, thất bại lớn nhất phải kể đến là nhà hàng MAMA Restaurant (Thai Fusion). Nhà hàng chuyên đồ ăn Thái nhưng lại có không gian và cách bài trí pha trộn của các nước châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Sau thời gian khai trương ồn ào, Thai Fusion dần rơi vào cảnh ảm đạm, thậm chí cả ngày không có lấy một vị khách ghé ăn.
“Tôi đã khá chủ quan khi tin tưởng vào bạn bè, mời họ đến thử đồ ăn và cho đánh giá. Bạn bè mà, họ đâu có nói thật với mình là đồ ăn không phù hợp, hay góp ý thẳng thắn để tôi có thể làm tốt hơn”, Tín đau đớn thừa nhận thất bại. Thai Fushion nhanh chóng đóng cửa. Tuy không tiết lộ con số nhưng với mức độ đầu tư hoành tráng, Thai Fushion “đốt” của Tín hàng chục tỷ đồng.
Việc kế nghiệp đã được nói đến từ trước nhưng việc bổ nhiệm lại quá đỗi nhanh chóng, chỉ vài tuần sau khi bàn bạc”, Trung Tín tiết lộ. Đó là điểm mạnh của một công ty gia đình: Mọi thứ được đưa ra bàn bạc và quyết định một cách nhanh chóng.Trả giá đắt về tiền bạc nhưng thất bại từ Thai Fushion cho Tín bài học, sự trải nghiệm quý báu, giúp anh mạnh mẽ, chín chắn hơn khi đảm đương vai trò Tổng giám đốc Tập đoàn năm 2014. Khi đó, Trung Tín 28 tuổi.
Nếu tổng thống các nước có “100 ngày sau nhậm chức” để ghi dấu ấn thì Trung Tín đặt ra mục tiêu cho mình là 90 ngày để thay đổi và đưa bộ máy Tập đoàn Trung Thủy vận hành theo một quỹ đạo mới.
Trung Tín tạm ngừng hết các dự án đang làm, một phần, theo anh giải thích là “vòng đời của dự án đã hết”, một phần để tập trung lo cho Trung Thủy. Trung Tín lập kế hoạch bài bản và nghĩ rằng cứ làm theo kế hoạch là mọi thứ sẽ ổn. Thực tế lại không như vậy.
“Bộ máy của Trung Thủy là khá lớn, nó giống như một quả tạ đang lăn đi với quán tính quá mạnh. Tôi nhận ra là mình không thể thay đổi nhanh hướng đi của quả tạ được mà phải điều chỉnh từ từ. Tôi làm việc với từng bộ phận, thậm chí là “phỏng vấn” từng người để nắm lại toàn bộ hoạt động của tập đoàn, rồi đưa ra quyết định của riêng mình. Có những người đã phải ra đi vì không còn phù hợp”, Trung Tín bùi ngùi nhớ lại.
Mô hình của Tập đoàn cũng đã được CEO Nguyễn Trung Tín dần chuyển đổi thành “holding”, đầu tư vào 4 lĩnh vực chính là dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, bất động sản và quỹ đầu tư khởi nghiệp. Trong đó, bất động sản là trọng tâm chiến lược của TTG Holding.
“Ngay cả với cha mẹ, những va chạm, xung đột về quan điểm điều hành cũng không tránh khỏi khi hai thế hệ có những khác biệt về suy nghĩ. Bữa cơm gia đình “toàn chuyện kinh doanh và kinh doanh” là nơi tôi chia sẻ, khéo léo thuyết phục cha mẹ ủng hộ các quyết định của mình”.
Một trong những quyết định đó chính là dừng hoạt động Sen Spa tại tòa nhà Miss Áo dài để lập nên không gian khởi nghiệp Dreamplex, hiện giờ là nơi làm việc, nuôi dưỡng ước mơ cho hơn 700 bạn trẻ.
Dreamplex cũng là nơi được Tổng thống Mỹ Barack Obama lựa chọn là địa điểm gặp gỡ và giao lưu với hơn 300 bạn trẻ, trong đó Trung Tín là người trực tiếp trò chuyện với Tổng thống. “Đó là một sự lựa chọn bất ngờ và tôi nghiệm ra rằng, hãy cứ làm tốt nhất công việc của mình thì thành công cũng tự nhiên mà tới”, Tín kể một cách tâm đắc.
Sau thành công của Dreamplex 1, Tín tiếp tục nhân rộng mô hình. Đầu năm 2017, Dreamplex 2 đi vào hoạt động tại 195 Điện Biên Phủ (Bình Thạnh). Vẫn là một “tổ hợp giấc mơ” nhưng Dreamplex 2 được đầu tư quy mô lớn hơn với 12 tầng lầu, rất nhiều tiện ích nổi bật để đủ “nuôi dưỡng”, hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp đang ngày một lớn mạnh. Ngoài không gian khởi nghiệp, Dreamplex 2 còn có khu “event” phức hợp với sức chứa lên đến gần 250 khách, đầy đủ trang thiết bị nghe nhìn để tổ chức những sự kiện chuyên nghiệp, đẳng cấp mà vẫn trẻ trung, hiện đại.
“Dreamplex sẽ hiện diện ở tất cả các dự án cao ốc do Tập đoàn Trung Thủy xây dựng”, Tín nhấn mạnh và không giấu giếm ước mơ về một chuỗi không gian khởi nghiệp mà anh sẽ triển khai thời gian tới.
Sẵn sàng cho “trận đánh lớn”
“Điều hành một doanh nghiệp dưới cái bóng quá lớn của người sáng lập là thân mẫu Dương Thanh Thủy, anh có bị áp lực gì không?”. Tôi đặt vấn đề.
“Đứng dưới bóng thì sẽ mát”, Trung Tín cười vui vẻ và cho biết luôn xem cha mẹ là thần tượng của mình. Anh học hỏi rất nhiều từ cha mẹ về tấm gương vượt khó, làm việc miệt mài, sự khéo léo, linh hoạt trong quản trị…
“Các dự án bất động sản, trong đó có Lancaster Lincoln (Quận 4) mà tập đoàn chuẩn bị ra mắt đều được cha mẹ chuẩn bị từ rất lâu. Họ hỗ trợ tôi về pháp lý, các mối quan hệ nhưng chủ động rút lui, giao cho tôi toàn quyền điều hành, phát triển dự án này và các dự án tiếp theo của tập đoàn như Lancaster Legacy (Quận 1), hay dự án khu biệt thự Lancaster Eden (Quận 2), khu khách sạn – resort nghỉ dưỡng Lancaster Nam Ô (Đà Nẵng). Tất cả đều thuộc dòng sản phẩm cao cấp mang thương hiệu Lancaster mà TTG Holding đang theo đuổi”, Tín cho biết.
Với Trung Tín, Lancaster Lincoln đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ đánh dấu sự trở lại của Trung Thủy sau 10 năm vóng bóng trên thị trường mà còn là dự án đầu tay khi Trung Tín đảm nhiệm vai trò CEO của tập đoàn.
Dự án được lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc Mỹ với mong muốn mang đến một không gian sống vượt trội và khác biệt cho mọi cư dân. Dự kiến sẽ mang về doanh thu trên 2.500 tỷ đồng cho Tập đoàn.
“Tôi làm việc liên tục với các tên tuổi lớn như NQH - Top 10 Thiết kế kiến trúc, LandSculptor - Top 10 thiết kế cảnh quan tại Việt Nam, AZ Architect - thương hiệu thiết kế nội thất hàng đầu… để mang đến những căn hộ hoàn hảo nhất tại Lancaster Lincoln”, Trung Tín hào hứng chia sẻ. Anh cũng không ngần ngại khi kể rằng, mình đã săm soi đến từng cái toilet, từng góc bếp để mỗi căn hộ đều đạt đến sự tinh tế, hoàn hảo nhất có thể.
“Có lẽ, tôi kế thừa được sự tỷ mỷ, kỹ càng đến từng chi tiết của cha mẹ khi gia đình làm thủ công mỹ nghệ. Ngay cả cái tên dự án, chúng tôi cũng đưa ra nhiều phương án, cuối cùng lựa chọn Lancaster Lincoln với mong muốn truyền cảm hứng về một vị tổng thống Mỹ, một phong cách Mỹ đầy khát vọng và “không bao giờ bỏ cuộc”.
Đây là một “trận đánh lớn” mà CEO Nguyễn Trung Tín đã sẵn sàng. Sự thành công của Lancaster Lincoln là bàn đạp để CEO trẻ tuổi này vững tin triển khai các dự án lớn khác, khẳng định vị thế của TTG Holding trên thị trường bất động sản.
“Sự trở lại của Trung Thủy có thể chậm nhưng đó là cả một quá trình chuyển đổi, nghiên cứu để tìm ra hướng đi phù hợp. Lancaster Lincoln sẽ vươn cao đầy kiêu hãnh và tiếp đó sẽ là Lancaster Legacy. Đúng như tên gọi của nó, có nghĩa là “di sản”, Lancaster Legacy không đơn thuần là một tài sản bất động sản mà chính là giá trị trường tồn cho thế hệ sau”, Tín khẳng định.