WHO cảnh báo: “Chỉ một mình vắc xin sẽ không thể chấm dứt đại dịch”

WHO cho biết, công chúng phải học cách điều chỉnh cuộc sống và tự bảo vệ bản thân mình cùng người khác để có thể hạ nguy cơ lây nhiễm Covid-19 xuống mức thấp nhất.
WHO cảnh báo: “Chỉ một mình vắc xin sẽ không thể chấm dứt đại dịch”

Trong cuộc họp với báo giới, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Ghebreyesus khuyến nghị các nhà lãnh đạo thế giới và công chúng phải học cách tự bảo vệ bản thân khỏi virus và thực hiện các điều chỉnh lâu dài trong cuộc sống hàng ngày để đưa mức độ lây nhiễm của Covid-19 xuống thấp nhất. “Chúng ta sẽ không thể quay trở lại hoàn toàn như trước đây được nữa.” 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vắc xin là một “công cụ quan trọng” trong cuộc chiến chống lại Covid-19 toàn cầu, nhưng “riêng nó không thể một mình chấm dứt đại dịch và không có gì chắc chắn rằng các nhà khoa học sẽ tìm được loại một loại vắc xin hoàn hảo”. 

Đại dịch Covid-19 đã lây nhiễm cho hơn 22,7 triệu người trên toàn thế giới và giết chết ít nhất 794.100 người, dữ liệu cập nhât từ ĐH Johns Hopkins cho thấy. Theo WHO, có ít nhất 30 loại vắc xin tiềm năng hiện đang được thử nghiệm lâm sàng, nhưng không có gì có thể đảm bảo chúng sẽ an toàn và hiệu quả tuyệt đối. 

Mặc dù các thử nghiệm vắc xin trên người vẫn đang được tiến hành, các nhà khoa học cho biết còn nhiều câu hỏi quan trọng chưa tìm được lời giải. 

Covid-19 được phát hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019 tại Trung Quốc, và trong khi có nhiều tài liệu nghiên cứu về virus được thực hiện, nhưng các nhà chuyên gia vẫn chưa thể hiểu hết về bản chất cũng như cách mà virus ảnh hưởng đến cơ thể. 

Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, người đứng đầu đơn vị bệnh truyền nhiễm của WHO chia sẻ: “Việc tất cả chúng ta phải học cách để sống chung với loại virus này là rất quan trọng, các quốc gia cần nghiêm túc thực hiện những biện pháp cần thiết như đeo khẩu trang nơi đông người, thường xuyên rửa tay, thực hiện giãn cách xã hội tại các địa điểm có nguy cơ… Điều đó sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan, nhanh chóng xác định các trường hợp nhiễm bệnh, loại bỏ cụm dịch và kịp thời điều trị để giảm thiểu số ca tử vong xuống mức thấp nhất có thể.” 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...