Philppines mua 6 trực thăng tấn công T129B ATAK của Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 24/5/2021, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, ông Dolphin Lorenzana, xác nhận chính phủ quốc gia này đã ký một hợp đồng trị giá 269 triệu USD với Thổ Nhĩ Kỳ, mua 6 trực thăng chiến đấu T129B ATAK do Turkish Aerospace Industries (TAI) sản xuất.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Philippines Arsenio Andolong cho biết: “Theo những diễn biến mới nhất của chương trình, hai chiếc trực thăng tấn công T129 đầu tiên của Không quân Philippines (PAF) sẽ được chuyển giao vào tháng 9/2021”.

Trả lời phỏng vấn Hãng thông tấn Philippines, ông Andolong nói: 2 máy bay trực thăng tiếp theo sẽ được giao vào tháng 2/2022 và 2 chiếc cuối cùng vào năm 2023, hợp đồng liên chính phủ này có giá trị 269 triệu đô la.

T129B ATAK là máy bay trực thăng tấn công hai động cơ, do Turkish Aerospace Industries (TAI) Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất theo giấy phép của công ty Ý - Anh AgustaWestland. T129 ATAK phát triển trên cơ sở trực thăng A129 Mangusta của Leonardo, trang bị cho Quân đội Ý.

Trực thăng T129 ATAK của Thổ Nhĩ Kỳ

Turkish Aerospace Industries (TAI) sản xuất chiếc trực thăng đầu tiên ATAK, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/2011, phiên ban nâng cấp bay lần đầu tháng 11/2019, đưa vào biên chế tháng 12/2021. Trực thăng ATAK của Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều nâng cấp, tăng cường sử dụng các công nghệ nội địa. Những thay đổi bao gồm một thùng container quang điện tử mới bên dưới cánh ngắn bên phải, ăng-ten và cảm biến mới trên mũi máy bay và trên cánh ngắn. Trang bị tăng cường các hệ thống tác chiến điện tử mới, trong đó có bộ thu cảnh báo chiếu xạ laser Aselsan, bộ gây nhiễu tần số vô tuyến mới, bộ thu cảnh báo radar và đài thông tin tần số VHF / UHF. Trọng tải hữu ích cũng được gia tăng cho phép mang thêm nhiều vũ khí, trang bị mới.

Trực thăng T129 ATAK được phát triển theo hai nhóm nhiệm vụ, yểm trợ hỏa lực đường không tầm gần và thực hiện nhiệm vụ tấn công hỏa lực:

Với các nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực trên không, T129A được trang bị 76 rockets 70 mm và một pháo tự động 20 mm, cơ số đạn 500 viên.

Thực hiện nhiệm vụ tấn công hỏa lực đa mục đích, trực thăng T129B có trong thiết bị hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nhất, mang theo 8 tên lửa chống tăng UMTAS, 12 rocket dẫn đường CIRIT, 2 tên lửa phòng không STINGER và súng tự động 20 mm với cơ số 500 viên.

Các lực lượng vũ trang Philippines có thể sử dụng trực thăng tấn công T129 ATAK cho các nhiệm vụ chống khủng bố và phòng thủ bờ biển.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?