Phòng Thương mại Mỹ phản đối chính sách thuế của ông Trump

Hôm qua (2/7), Phòng Thương mại Mỹ bắt đầu phát động chiến dịch phản đối các chính sách thuế thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phòng Thương mại Mỹ phản đối chính sách thuế của ông Trump

Theo Phòng Thương mại Mỹ, với việc một số đối tác thương mại lớn đang áp đặt các biện pháp trả đũa, cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế không chỉ làm đảo lộn các thị trường tài chính mà còn làm gia tăng căng thẳng quan hệ giữa Nhà Trắng với Phòng Thương mại.

Chiến dịch mới, được coi là nỗ lực mạnh mẽ của tập đoàn vận động hành lang thương mại để phản đối chính sách thuế của chính quyền Donald Trump.

Phòng Thương mại Mỹ thậm chí còn cho rằng ông Trump đang châm ngòi cho cuộc chiến thương mại toàn cầu, có thể tác động đến chính "túi tiền" của người tiêu dùng Mỹ.

Trong thông báo gửi tới hãng tin Reuters, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ Tom Donohue nói: "Chúng ta tìm kiếm chính sách thương mại công bằng và tự do, nhưng đây không phải là cách duy nhất để thực hiện."

Với 3 triệu thành viên, Phòng Thương mại Mỹ, từng có mối quan hệ gần gũi với nhiều đời tổng thống thuộc phe Cộng hòa ở Mỹ.

Tuy nhiên, căng thẳng thương mại gia tăng liên quan đến việc Mỹ áp thuế cao đối với các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu của một số nước đồng minh đã tạo ra sự rạn nứt lớn giữa Tổng thống Trump với hiệp hội doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ này.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump đã thực thi các biện pháp thuế trị giá hàng chục tỷ USD nhằm vào hàng hóa Trung Quốc, Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU), cho rằng những biện pháp này đã cần thiết đề bù đắp cho sự mất cân bằng thương mại. Đáp lại, các nước này tuyên bố bắt đầu trả đũa.

Ngày 29/6, Canada đã công bố các biện pháp trừng phạt trị giá 12,6 tỷ USD nhằm vào hàng hóa Mỹ. Trung Quốc dự kiến áp đặt mức thuế 25% đối với với đậu nành bắt đầu từ tháng 7, trong khi Mexico tuyên bố sẽ gia tăng các mức thuế đối với các sản phẩm thịt lợn nhập khẩu của Mỹ.

EU cũng đã áp mức thuế đối với hàng hóa trị xuất khẩu giá 3,2 tỷ USD của Mỹ, trong đó có cả rượu và xe Harley Davidson.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Mỹ công bố áp thuế 25-40% với nhiều nước

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đưa ra tuyên bố về việc nhiều quốc gia sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu cao theo hình thức "áp thuế đồng loạt", có hiệu lực từ ngày 1/8 tới...

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…