Qatar tuyên bố rót 15 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ

Hành động này của Qatar đã giúp cho đồng Lira hồi phục mạnh. Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang rơi trong tình trạng Mỹ bác bỏ khả năng dỡ thuế thép và nhôm áp lên Thổ Nhĩ Kỳ.
Qatar tuyên bố rót 15 tỷ USD vào Thổ Nhĩ Kỳ

Do mâu thuẫn về việc Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ một mục sư người Mỹ, Washington đầu tuần này đã tăng gấp đôi thuế quan áp lên thép và nhôm Thổ Nhĩ Kỳ, lên mức tương ứng 50% và 20%. Động thái của Mỹ như "giọt nước làm tràn ly", đẩy Thổ Nhĩ Kỳ vào một cuộc khủng hoảng tài chính và tỷ giá đồng Lira lao dốc chóng mặt mấy ngày trước.

Theo hãng tin Reuters, vào ngày thứ Tư, Nhà Trắng tiếp tục tỏ quan điểm cứng rắn với Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Ankara cũng không có dấu hiệu sẽ chấp nhận yêu cầu của Mỹ về trả tự do cho mục sư Andrew Brunson. Thậm chí, Thổ Nhĩ Kỳ còn đáp trả bằng cách tăng gấp đôi thuế quan áp lên nhiều mặt hàng Mỹ, gồm rượu và thuốc lá.

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã "gặp may" khi đạt được lời hứa giúp đỡ từ Qatar. Trong cuộc gặp giữa tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan với tiểu vương Qatar tại Ankara, phía Qatar đã nhất trí cung cấp một gói hỗ trợ gồm các dự án kinh tế, đầu tư và tiền gửi trị giá 15 tỷ USD.

Nguồn tin từ Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ với Reuters rằng tiền từ kế hoạch giúp đỡ của Qatar - một đồng minh của Ankara - sẽ được bơm vào các ngân hàng và thị trường tài chính Thổ Nhĩ Kỳ.

Động thái của Qatar giúp hỗ trợ thêm cho sự hồi phục của đồng Lira, sau khi Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành thắt chặt thanh khoản Lira và hạn chế bán ra đồng nội tệ.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Tư, tỷ giá đồng Lira so với USD tăng khoảng 6%, đạt mức 6 Lira đổi 1 USD. Hôm thứ Hai, đồng Lira rớt giá xuống mức thấp kỷ lục 7,24 Lira đổi 1 USD, khiến thị trường tài chính toàn cầu lo sợ.

Từ đầu năm đến nay, Lira đã mất giá khoảng 40% do giới đầu tư lo ngại về sự kiểm soát ngày càng lớn của Tổng thống Erdogan đối với nền kinh tế và việc ông Erdogan liên tục kêu gọi hạ lãi suất dù lạm phát tăng cao. Mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ về nhiều vấn đề, bao gồm vụ bắt giữ mục sư người Mỹ, càng gây áp lực mất giá lớn hơn đối với Lira.

Hiện chưa có dấu hiệu nào cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ sẽ sớm giải quyết được mâu thuẫn xung quanh vụ mục sư Brunson. Ngày thứ Tư, một tòa án ở Izmir, nơi tiến hành vụ xét xử ông Brunson, bác bỏ đề nghị của vị mục sư xin được phóng thích khỏi tình trạng quản thúc tại gia.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…