Quốc hội Iraq ra nghị quyết đòi Mỹ rút quân, ông Trump đe dọa trừng phạt khủng khiếp

Ngày 05/01/2020, kênh truyền hình Sky News Arabia cho biết, Quốc hội Iraq đã thông qua nghị quyết yêu cầu chấm dứt sự hiện diện của tất cả quân đội nước ngoài tại quốc gia này.

Trong phiên họp bất thường được triệu tập ngày 05/01/2020, cơ quan lập pháp Iraq cũng bỏ phiếu yêu cầu chấm dứt thỏa thuận hợp tác với Liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo chống IS.

Nghị quyết của Quốc hội Iraq nhấn mạnh: “Chính phủ phải cam kết thu hồi yêu cầu sự hỗ trợ từ liên minh quốc tế chống IS do đã kết thúc những hoạt động quân sự ở Iraq và đạt được chiến thắng trước kẻ thù. Chính phủ Iraq phải nỗ lực chấm dứt sự hiện diện của bất kỳ quân đội nước ngoài nào trên lãnh thổ Iraq, cấm quân đội nước ngoài sử dụng lãnh thổ trên bộ, trên không hoặc trên mặt nước vì bất kỳ lý do gì”.

Theo Sky News Arabia, Thủ tướng Iraq - ông Adil Abdul Mahdi - trước đó đã đề nghị Quốc hội nước này ra nghị quyết yêu cầu rút quân đội nước ngoài khỏi đất nước. Ông Mahdi cho rằng cả Iraq và Mỹ đều quan tâm đến việc chấm dứt sự hiện diện của quân đội nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia này.

Người đứng đầu chính phủ Iraq tin rằng việc rút quân đội nước ngoài sẽ có lợi cho đất nước. Ông cũng nhắc lại rằng, quan hệ Mỹ-Iraq không bị ảnh hưởng dù không có quân đội nước ngoài trên lãnh thổ quốc gia trong giai đoạn 2011-2014.

Mặc dù có những khó khăn bên trong và bên ngoài mà chính phủ có thể phải đối mặt, nhưng không có sự hiện diện của quân đội nước ngoài vẫn là tốt nhất cho Iraq trên nguyên tắc và thực tế, ông Abd Abdul Mahdi trong bài phát biểu tuyên bố trước quốc hội.

Ông nói thêm rằng có hai lựa chọn liên quan đến việc rút quân đội liên minh do Mỹ lãnh đạo. Phương án đầu tiên sẽ là rút quân hoàn toàn và ngay lập tức, phương án thứ hai sẽ là rút dần từng bước các lực lượng quân sự nước ngoài.

Ông Mahdi nhận định: “Là thủ tướng và chỉ huy quân đội cấp cao nhất, tôi đề nghị lựa chọn giải pháp đầu tiên. Bất chấp những khó khăn bên ngoài và bên trong mà chúng ta có thể phải đối mặt, lựa chọn này về cơ bản tốt hơn cho Iraq. Việc rút quân sẽ giúp Iraq cơ cấu lại các mối quan hệ với Mỹ và những quốc gia khác, duy trì mối quan hệ hợp tác hữu nghi trên cơ sở tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và không cho phép can thiệp vào vấn đề nội bộ quốc gia”.

Ngay sau nghị quyết của Iraq, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, Iraq nên tự chuẩn bị đối mặt với các biện pháp trừng phạt đáng sợ. Những gì Washinton áp đặt đối với Iran thực sự không đáng gì so với những biện pháp trừng phạt nếu Iraq đuổi quân Mỹ mà không trả chi phí cho Mỹ vì đã xây dựng căn cứ không quân ở nước này.

“Chúng ta có một căn cứ không quân cực kỳ đắt đỏ ở đó. Căn cứ tiêu tốn hàng tỷ USD để xây dựng, rất lâu trước khi tôi nắm quyền. Chúng tôi không rời đi trừ phi Iraq trả lại tiền cho chúng ta” - ông Trump nói với các phóng viên ngày 05.01.2020.

Theo tuyên bố của Tổng thống Trump, các biện pháp trừng phạt mà Mỹ sẵn sàng giáng vào đồng minh trong cuộc chiến chống IS sẽ khắc nghiệt hơn rất nhiều các lệnh trừng phạt, đang có hiệu lực đối với Tehran.

Ông nói: “Nếu họ yêu cầu chúng ta rời đi, nếu chúng ta không làm điều đó trên tình hữu nghị thân thiện, chúng ta sẽ buộc phải tiến hành các biện pháp trừng phạt mà họ chưa từng thấy trước đây. Những biện pháp mới sẽ làm cho các lệnh trừng phạt Iran có vẻ hơi kiềm chế".

Tổng thống Trump đưa ra cảnh báo thảm khốc đối với Iraq sau khi các nghị sĩ Iraq thông qua nghị quyết không bắt buộc, theo đề xuất từ Thủ tướng của đảng cầm quyền,  yêu cầu chính phủ Iraq trục xuất quân đội nước ngoài bằng cách chấm dứt những yêu cầu hỗ trợ quân sự từ Liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.

Nghị quyết, được Quốc hội Iraq thông qua ngày 05.01.2020 có nội dung vẫn cho phép một số quân nhân nước ngoài có thể ở lại Iraq để huấn luyện, nhưng chính quyền phải đề xuất cụ thể số lượng.

Quốc hội Iraq sau khi ra nghị quyết đòi Mỹ rút quân

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…