Quốc hội Mỹ cáo buộc các “ông lớn công nghệ” lạm dụng quyền lực

Báo cáo của Uỷ ban tư pháo Hạ viện cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế sự thống trị của các công ty lớn.
Quốc hội Mỹ cáo buộc các “ông lớn công nghệ” lạm dụng quyền lực

Một cuộc điều tra kéo dài 16 tháng của Quốc hội Hoa Kỳ nhằm vào 4 “ông lớn công nghệ” bao gồm Amazon, Apple, GoogleFacebook đã phát hiện ra rằng BigTech đã nắm giữ “quyền lực độc quyền” trong các phân khúc kinh doanh chính và lạm dụng sự thống trị của họ trên thị trường. 

Những phát hiện này đã tạo tiền đề cho các điều luật có thể được thiết kế trong thời gian tới để kiềm chế “quyền lực” của BigTech, ngay cả khi các cơ quan thực thi chống độc quyền tại Bộ Tư pháp Mỹ và Uỷ ban Thương mại Liên bang chuẩn bị các vụ kiện chống lại một số công ty. 

Trong báo cáo dài 450 trang, các thành viên của Uỷ ban chống độc quyền thuộc Uỷ ban tư pháp Hạ viện cho biết họ nắm giữ “bằng chứng đáng kể” cho thấy những hành vi phản cạnh tranh của BigTech đã cản trở sự đổi mới, giảm thiểu sự lựa chọn cho người tiêu dùng và làm suy yếu nền dân chủ. 

Dưới thời của Chủ tịch David Cicilline, tiểu ban chống độc quyền đã thu thập được hơn 1 triệu tài liệu từ các công ty và phỏng vấn các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp hay thậm chí nhiều đối thủ của Big Tech - bao gồm một số công ty nằm trong danh sách Fortune 500 - liên quan đến sự lo ngại về quyền lực của những “ông lớn” hiện nay. “Các công ty này [Big Tech] có quá nhiều quyền lực, và quyền lực đó phải được kiểm chế và chịu sự giám sát, thực thi thích hợp,” báo cáo nhấn mạnh. “Nền kinh tế và nền dân chủ của chúng ta đang bị đe doạ”. 

Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế sự thống trị của các công ty, từ “phân tách cơ cấu” cho đến việc chỉnh phủ “cung cấp các công cụ mới” và “tài trợ cho các cơ quan thực thi chống độc quyền”. 

Cũng như các ông trùm đường sắt và các ông trùm viễn thông của nhiều năm về trước, những ông lớn công nghệ hiện nay đã tích luỹ được thị phần lớn nhờ vào các đòn bẩy quan trọng của thương mại hiện đại - công cụ tìm kiếm, cửa hàng trực tuyến, dịch vụ truyền thông xã hội …

Nhưng không giống như các ngành độc quyền trước đây, các công ty công nghệ hiện nay sử dụng thành công dữ liệu mà họ tích luỹ được trong một lĩnh vực kinh doanh để đạt được lợi thế to lớn khi mở rộng sang các lĩnh vực khác liên quan. Ví dụ, cuộc điều tra cho thấy Google đã sử dụng sản phẩm tìm kiếm của mình để tìm ra trình duyệt nào phổ biến nhất và điều đó đã giúp họ tạo ra Google Chrome. “Thực tế là họ có thể phát triển trí thông minh thị trường gần như hoàn hảo khiến chúng ta có cảm giác như đang sống ở một thế giới mới,” luật sư của tiểu ban nói với phóng viên. Bên cạnh đó, như Facebook - công ty đã duy trì “một vị thế chưa từng có trên thị trường mạng xã hội trong gần một thập kỷ” và vẫn tiếp tục củng cố quyền lực của mình thông qua một loạt các thương vụ mua lại có mục tiêu loại bỏ những đối thủ tiềm ẩn. Chiến lược này có nghĩa là sẽ giúp cho Facebook chỉ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh từ “trong gia đình của mình” - chẳng hạn như Instagram và Facebook, hay Messeger với WhatsApp - chứ không phải cạnh tranh thực tế với các công ty khác trên thị trường. 

Báo cáo của uỷ ban sẽ được trình lên cơ quan chính phủ để nhận bỏ phiếu thông qua cho báo cáo cuối cùng, dự kiến sẽ được thực hiện trước khi bất kỳ đề xuất lập pháp mới nào được đưa ra. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...