Quý 3/2021 Vietnam Airlines lỗ hơn 3.500 tỷ đồng, nguy cơ bị huỷ niêm yết

Tính đến cuối quý 3, tổng lỗ lũy kế của Vietnam Airlines đã lên đến 21.200 tỷ đồng. Mặc dù hãng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng lên 22.144 tỷ đồng nhưng hiện vốn chủ sở hữu cũng chỉ còn 1.475 tỷ đồng.
Quý 3/2021 Vietnam Airlines lỗ hơn 3.500 tỷ đồng, nguy cơ bị huỷ niêm yết

Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – HVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 với doanh thu đạt 4.735 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ. Kinh doanh dưới giá vốn khiến hãng hàng không quốc gia lỗ 3.588 tỷ đồng thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lỗ sau thuế 3.531 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, Vietnam Airlines lỗ sau thuế 12.153 tỷ đồng, doanh thu thuần ở mức 18.732 tỷ đồng, giảm khoảng 42% so với cùng kỳ.

Lỗ ròng 9 tháng là 11.827 tỷ đồng, tăng lỗ hơn 3.700 tỷ so với mức 8.076 tỷ đồng của 9 tháng đầu năm 2020.

Tính đến cuối quý III/2021, tổng lỗ lũy kế của Vietnam Airlines đã lên đến 21.200 tỷ đồng. Mặc dù hãng đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng lên 22.144 tỷ đồng, hiện vốn chủ sở hữu cũng chỉ còn 1.475 tỷ đồng.

Nhờ đợt tăng vốn gần đây nên tình hình thanh khoản của Vietnam Airlines đã cải thiện hơn đáng kể. Tổng lượng tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn tại thời điểm cuối quý 3 đạt gần 8.300 tỷ đồng trong khi cuối quý 2 chỉ có 1.600 tỷ đồng.

Vietnam Airlines vẫn rất cận kề nguy cơ bị hủy niêm yết nếu xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau khi có báo cáo kiểm toán năm 2021 là lỗ lũy kế vượt vốn điều lệ hoặc âm vốn chủ sở hữu. Điều này sẽ không xảy ra nếu mức lỗ của quý 4 dưới 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra nếu năm 2022 Vietnam Airlines vẫn không thể có lãi thì sẽ có 3 năm lỗ liên tiếp và đây cũng là 1 trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc.

Được biết, Vietnam Airlines sẽ có chuyến bay thẳng thương mại thường lệ đầu tiên tới Mỹ vào ngày 28/11 tới đây. Đường bay TP. HCM - San Francisco sẽ được khai thác với tần suất 2 chuyến/tuần.

Hãng cũng sẽ nâng tần suất các chuyến bay thẳng thương mại thường lệ đến Mỹ lên 7 chuyến/tuần sau khi dịch bệnh được kiểm soát và đường bay quốc tế được khai thác bình thường trở lại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...