Quỹ Tiền tệ Quốc tế trừng phạt Venezuela

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã thông báo trừng phạt Venezuela vì không cung cấp dữ liệu kinh tế, điều mà tất cả thành viên IMF đều được yêu cầu.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế trừng phạt Venezuela

Theo hãng tin AFP, thời điểm IMF trừng phạt Venezuela cũng cùng lúc với thời điểm nước này kêu gọi tổ chức một cuộc họp với các chủ nợ. Cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 13.11 và quốc gia đang chìm trong khủng hoảng sẽ cố gắng để tái cơ cấu khoản nợ nước ngoài, ước tính vào khoảng 150 tỉ USD.

Động thái của IMF không đi kèm khoản phạt tài chính nhưng là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ đang căng thẳng giữa Venezuela và IMF.

Tổ chức tài chính có trụ sở ở Washington, nơi giám sát nền kinh tế của 189 nước thành viên, không thể tiến hành đánh giá kinh tế Venezuela trong suốt 13 năm qua. IMF kỳ vọng quyết định trừng phạt sẽ khuyến khích giới chức Venezuela tái hợp tác với quỹ trong việc cung cấp dữ liệu kịp thời, thường xuyên. Theo IMF, sự tham gia của Venezuela sẽ đem lại lợi ích cho nước này và cộng đồng quốc tế.

Cụ thể, tổ chức tài chính chỉ ra rằng quốc gia Nam Mỹ thất bại trong việc cung cấp dữ liệu về hoạt động của các tổ chức an sinh xã hội, nhập khẩu, xuất khẩu và nhiều chỉ số kinh tế chính khác. Việc cung cấp dữ liệu theo lịch là bắt buộc với các nước thành viên, nhằm giúp IMF giám sát hiệu quả các nền kinh tế. Ban giám đốc IMF sẽ họp sau sáu tháng nữa để xem xét tiến trình thực hiện của Venezuela.

IMF từng trừng phạt Argentina vào năm 2013 khi nước này “chia tay” tổ chức tài chính và cố ý điều chỉnh dữ liệu lạm phát. Song dưới thời chính phủ mới, Argentina nối lại quan hệ với IMF.

Nhiều hãng xếp hạng tín nhiệm đang cảnh báo nguy cơ vỡ nợ gia tăng của Venezuela. Giới phân tích tỏ ra bi quan về khả năng tái cơ cấu nợ của nước này.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro nhiều lần đổ lỗi tình trạng kinh tế hiện thời cho Mỹ, cho rằng Washington cố gắng gây sức ép với Caracas bằng nhiều lệnh trừng phạt. Hồi tháng 8, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump cấm trái phiếu do chính phủ Venezuela, hoặc hãng dầu nhà nước PDVSA ban hành được giao dịch ở Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…