Sàn giao dịch kim cương Israel tung tiền ảo riêng

Một trong các sàn giao dịch kim cương lớn nhất thế giới vừa công bố sẽ tung đồng tiền thuật toán riêng, được bảo đảm một phần bởi kim cương.
Sàn giao dịch kim cương Israel tung tiền ảo riêng

Theo Russia Today, động thái này là để giúp thị trường vốn vẫn ưa thích tiền mặt hơn là tiền ảo trở nên minh bạch hơn. Bộ Tư pháp Israel cho hay hiện tại, các giao dịch tiền ảo vẫn được thực hiện một cách ẩn danh, đơn giản và không được ghi lại nhiều.

Sàn giao dịch kim cương trên sẽ phát hành hai đồng tiền thuật toán: một gọi là “carat”, nhắm mục tiêu vào một loạt nhà đầu tư và một gọi là “cut”, với mục đích sử dụng trong thanh toán giữa các nhà giao dịch chuyên nghiệp trong thị trường kim cương.

Chỉ 25% giá trị của “carat” được hậu thuẫn bởi kim cương thật được giao dịch trên sàn, giám đốc sàn giao dịch Eli Avidar nói với tờ Times of Israel. Việc để kim cương hậu thuẫn tiền ảo sẽ giúp trấn an các nhà đầu tư.

Theo Reuters, hai loại tiền thuật toán mới không bị chính phủ kiểm soát. Những người đứng sau dự án cho biết đây là cách thoải mái để giới đầu tư rót vốn vào thị trường kim cương mà không cần sở hữu kim cương thực chất.

“Chúng tôi đang sáng tạo ra cách để mọi người có thể đầu tư vào thị trường mà không cần phải thực sự mua hay bán kim cương”, CEO carat.io Avishai Shoushan chia sẻ. Ông Shoushan cho hay 1/4 giá trị thị trường của cả đồng cut và carat sẽ được hậu thuẫn bởi kim cương thực sự do bên thứ ba nắm giữ. Điều này sẽ giúp hai đồng này ít biến động hơn so với bất kỳ loại tiền ảo nào khác.

Theo Thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...