Sau công bố Sách Trắng Quốc phòng, Trung Quốc tuyên bố diễn tập gần Đài Loan

Trung Quốc công bố tiến hành các cuộc diễn tập quy mô lớn trên các khu vực biển và không phận thuộc vùng biển Đông và Hoa Đông gần Đài Loan.
Sau công bố Sách Trắng Quốc phòng, Trung Quốc tuyên bố diễn tập gần Đài Loan

Các cuộc diễn tập được tuyên bố sau khi Bắc Kinh công bố Sách trắng Quốc phòngvới nội dung, không từ bỏ khả năng sử dụng vũ lực thống nhất Đài Bắc với đại lục.

Trang web Cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc cuối ngày 28/7/2019 đăng tải hai thông báo, tuyên bố phong tỏa một khu vực lớn không phận và vùng nước ngoài khơi tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông không cho các phương tiện dân sự xâm nhập.

Bản thông báo cho biết, cuộc tập trận ngoài khơi tỉnh Chiết Giang được lên kế hoạch sẽ diễn ra đến 01.08.2019, cuộc tập trận ngoài khơi tỉnh Quảng Đông kết thúc vào ngày 2.08.2019.

Trong một bản tin ngày 1/8/2019, Thời báo Toàn cầu (Global Times) của Trung Quốc nhấn mạnh, tất cả các quân binh chủng và lực lượng của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ tham gia cuộc diễn tập, đây cũng là lời cảnh báo cho những người có tư tưởng Đài Loan ly khai.

Các thông báo không đề cập đến những chi tiết quân sự khác, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời các câu hỏi về những cuộc diễn tập này.

Lực lượng quân sự Trung Quốc diễn tập. Video New China TV

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình trên eo biển này để đảm bảo an toàn và ổn định khu vực.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố tiếp tục tăng cường những năng lực phòng thủ then chốt bảo vệ an ninh Đài Loan.

Lực lượng quân sự Đài Loan thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập quân sự hàng năm vào tháng 5, khẳng định có khả năng tự bảo vệ trước mối đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc.

Ngày 23.07.2019, lần đầu tiên sau 7 năm, Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc đưa ra những cáo buộc về chủ nghĩa ly khai ở Đài Loan. Bắc Kinh cảnh báo rằng các lực lượng vũ trang PLA đang tăng cường sức mạnh quân sự, sẵn sàng cho một tình huống xung đột.

Thời báo Hoàn cầu khẳng định PLA sẽ kiên quyết đánh bại bất cứ thế lực nào cố gắng tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, bảo vệ sự thống nhất quốc gia bằng mọi giá.

Trung Quốc coi Trung hoa Đài Loan là một tỉnh “nổi loạn” phải được đưa trở lại đại lục - bằng vũ lực nếu cần thiết. 

Đài Loan tách ra khỏi lãnh thổ của Trung Quốc sau khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1949. Trung Quốc khẳng định đảo Đài Loan là một phần không thể tách rời của lãnh thổ và nỗ lực đi tới sự thống nhất hoàn toàn đảo nay.

Trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo về việc phát hành Sách trắng Quốc phòng, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Càn cho rằng mối đe dọa Đài Loan ly khai đang gia tăng, và cảnh báo những người đang tìm kiếm sự độc lập cho hòn đảo này sẽ đối đầu với ngõ cụt.

“Nếu bất cứ thế lực nào dám tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ chiến đấu, kiên quyết bảo vệ đất nước, sự thống nhất về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” - ông Ngô Càn khẳng định.

Đầu tháng 7/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố thông qua gói vũ khí trị giá 2,2 tỷ USD mà Đài Loan yêu cầu, bao gồm 108 xe tăng M1A2T Abrams của General Dynamics Corp và 250 tên lửa phòng không Stinger cùng một số loại vũ khí khác.

Động thái này khiến Trung Quốc nổi giận và đưa ra đe dọa áp đặt các lệnh trừng phạt chống lại Mỹ.

Báo chí Trung Quốc đồng loạt đăng tin “Kiên quyết phản đối các hành vi sai trái và khiêu khích từ phía Mỹ liên quan đến động thái bán vũ khí cho Đài Loan.”

Mỹ không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, nhưng đang sử dụng Đạo luật Quan hệ Đài Loan nhằm hỗ trợ đảo này phòng thủ. Washington cũng là nguồn cung cấp vũ khí chính cho Đài Loan. Lầu Năm Góc cho biết Washington đã cho phép bán cho Đài Bắc hơn 15 tỷ USD vũ khí kể từ năm 2010.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, Đài Bắc đưa ra yêu cầu cung cấp vũ khí trước mối đe dọa quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Bắc Kinh thường xuyên nhấn mạnh, Đài Loan là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong mối quan hệ Trung Quốc – Mỹ. Trung Quốc cũng tăng cường sự hiện diện quân sự gần hòn đảo, đưa tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan tháng 01 và tháng 3/2019, tổ chức các cuộc diễn tập bao vây phong tỏa và không kích trong suốt năm 2018 và 2019.

Đáp trả, Mỹ cũng tăng tần suất hải hành quân sự qua eo biển Đài Loan. Hải quân Mỹ đưa các chiến hạm và khu trục hạm hạng nhẹ bảo vệ bờ biển hải hành qua eo Đài Loan nhiều lần trong năm 2019. Lần gần nhất vào ngày 23 và 24.07.2019.

Trung Quốc duy trì lập trường cứng rắn đối với sự thống nhất Đài Loan, ngày 24.07.2019, tờ China Daily đăng xã luận, tuyên bố lý do đằng sau việc phái tàu chiến mới nhất của Mỹ tới eo biển này đã rõ ràng, động thái này trùng khớp với việc Trung Quốc công bố Sách trắng Quốc phòng".

Bài xã luận nhấn mạnh: “Có vẻ như Washington tỏ ra khinh thường những gì Sách trắng đã viết, khẳng định quyết tâm của Trung Quốc nhằm bảo vệ thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.

“Nhưng Mỹ không nên vô tư coi đây là lời nói xuông. Nếu Washington cho rằng Bắc Kinh sẽ không thực hiện cam kết thống nhất đất nước, thì đó là một sự nhầm lẫn thô thiển,” bài xã luận viết.

South China Morning Post

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…