Sân bay Singapore triển khai nhập cảnh tự động không cần xuất trình hộ chiếu

Bắt đầu từ năm 2024, Sân bay Changi của Singapore sẽ triển khai thủ tục nhập cảnh tự động, cho phép hành khách rời khỏi đảo quốc sư tử mà không cần hộ chiếu mà thay vào đó là sử dụng dữ liệu sinh trắc học…

Sân bay Changi
Sân bay Changi

Sau phiên họp Quốc hội Singapore mới đây, Bộ trưởng Truyền thông Josephine Teo đã đưa ra tuyên bố về một số thay đổi đã được thông qua đối với Đạo luật Nhập cư của đất nước: “Kể từ năm 2024, Singapore sẽ là một trong số ít quốc gia đầu tiên trên thế giới áp dụng thủ tục nhập cảnh tự động không cần hộ chiếu”.

Những thay đổi sắp tới sẽ giảm bớt thủ tục và thời gian xuất cảnh của hành khách, giúp họ không phải phải liên tục xuất trình giấy tờ thông hành tại các điểm tiếp xúc và cho phép quá trình xử lý liền mạch và thuận tiện hơn, Bộ trưởng Josephine Teo cho biết.

Thay cho hộ chiếu thông thường, hệ thống sinh trắc học sẽ được áp dụng để tạo ra mã xác thực duy nhất tại nhiều điểm tiếp xúc tự động khác nhau - từ ký gửi hành lý cho đến làm thủ tục an ninh và lên máy bay, từ đó loại bỏ yêu cầu về giấy tờ thông hành vật lý như vé lên máy bay và hộ chiếu.

Trên thực tế, công nghệ sinh trắc học, cùng với phần mềm nhận dạng khuôn mặt, đã được áp dụng thí điểm ở các làn tự động kiểm soát nhập cư tại Sân bay Changi trong thời gian qua.

Dù có thể được miễn ở Singapore, nhưng hộ chiếu cứng vẫn sẽ được yêu cầu xuất trình tại đa số các quốc gia khác khi hành khách di chuyển, bà Josephine Teo lưu ý.

Thường được xếp hạng là sân bay tốt nhất thế giới và cũng là một trong những nơi bận rộn nhất, Sân bay Changi của Singapore phục vụ hơn 100 hãng hàng không bay đến 400 thành phố ở khoảng 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Sân bay Changi đã xử lý 5,12 triệu lượt hành khách chỉ tính riêng trong tháng 6/2023, lần đầu tiên vượt mốc 5 triệu người kể từ tháng 1/2020 khi đại dịch Covid-19 xảy ra.

Bản thân Changi được coi như một điểm đến du lịch với tổng cộng 4 nhà ga lớn. Sân bay được thiết lập để mở rộng và bổ sung thêm nhà ga thứ 5 để phục vụ số lượng khách du lịch ngày càng tăng.

Sân bay Changi dự kiến ​​sẽ quay trở lại mức độ hoạt động như trước đại dịch, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng hệ thống sinh trắc học sắp tới sẽ giúp các chuyến đi trôi chảy hơn.

“Hệ thống phải có khả năng quản lý một cách hiệu quả lượng khách du lịch ngày càng tăng, đồng thời mang lại trải nghiệm thông quan tích cực và đảm bảo an ninh sân bay”, Bộ trưởng Teo nhấn mạnh.

Trước thông báo này của Singapore, các nhà quan sát cho rằng du lịch liền mạch (seamless travel) đang được ưa chuộng trên khắp thế giới và nhận dạng sinh trắc học có thể sớm trở thành tương lai của du lịch.

Năm 2018, Sân bay Quốc tế Dubai đã giới thiệu các đường hầm “Cổng thông minh” (Smart Gates) với công nghệ nhận dạng khuôn mặt để xác minh danh tính của khách du lịch chỉ trong vòng 5 giây. Hành khách cũng được phép sử dụng dấu vân tay hoặc quét khuôn mặt để xác thực thay vì dựa vào hộ chiếu vật lý.

Ở những nơi khác, công nghệ nhận dạng khuôn mặt cũng đã được áp dụng ở một mức độ nhất định, ví dụ như Sân bay Quốc tế Hồng Kông, Tokyo Narita, Tokyo Haneda, Indira Gandhi International ở Delhi, London Heathrow và Paris Charles de Gaulle…

Trong khi đó ở Aruba, ID kỹ thuật số - tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) - cho phép khách du lịch sử dụng hộ chiếu kỹ thuật số trên điện thoại di động.

Tại Mỹ, một số hãng hàng không lớn như American Airlines, United và Delta đều đã thử nghiệm dịch vụ làm thủ tục, gửi hành lý và lên máy bay với công nghệ sinh trắc học tại một số sân bay được chọn trong vài năm qua.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…