Số tỷ phú tại Mỹ nhiều hơn cả Đức, Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại

Năm 2017, Mỹ đóng góp tới 25% tỷ phú toàn cầu, tương đương với 680 người.
Số tỷ phú tại Mỹ nhiều hơn cả Đức, Trung Quốc và Ấn Độ cộng lại

Báo cáo Billionaire Census 2018 vừa được hãng nghiên cứu tài sản Wealth-X công bố cho thấy năm 2017, thế giới có số tỷ phú kỷ lục - 2.754 người. Tổng tài sản cũng lên cao nhất khi tăng 24%, chạm 9.200 tỷ USD.

Mỹ chiếm tới 25% tỷ phú toàn cầu, với  680 người. Theo sau là Trung Quốc (338 người), Đức (152) và Ấn Độ (104). “Nhờ nền kinh tế nội địa vững chắc, chứng khoán tăng trưởng ổn định và nhiều đại gia công nghệ, Mỹ đã có thêm 60 tỷ phú mới. Tổng tài sản của 680 người đã lên 3.200 tỷ USD”, báo cáo cho biết.

Trung Quốc tiếp tục đứng thứ 2 trong danh sách năm nay. Đây cũng là quốc gia đứng đầu sức tăng trưởng cả về số lượng lẫn tổng tài sản tỷ phú. Trung Quốc hiện đóng góp 12% tài sản tỷ phú toàn cầu, tăng so với mức 9% hồi hai năm trước.

Sáu trên 10 nền kinh tế trong top 10 thuộc khu vực EMEA (châu Âu, Trung Đông và châu Phi). Châu Á có 3 đại diện (Trung Quốc, Ấn Độ, Hong Kong) và Mỹ là nước duy nhất đến từ châu Mỹ.

Nếu tính theo thành phố, New York tiếp tục là điểm đến được ưa chuộng nhất của tỷ phú thế giới, với 103 người sinh sống tại đây. Theo sau là Hong Kong (Trung Quốc) với 93 đại diện và San Francisco (Mỹ) với 74 người.

Cũng theo báo cáo, ngành đóng góp nhiều tỷ phú thế giới nhất là Tài chính/Ngân hàng/Đầu tư. Theo sau là Công nghiệp và Bất động sản. Về nguồn tài sản, khoảng 57% tỷ phú là tự thân, 30% vừa thừa kế vừa tự thân và 13% còn lại hoàn toàn thừa kế.

Bên cạnh đó, tỷ phú cũng có xu hướng học tập tại các trường hàng đầu thế giới. Harvard một lần nữa giữ ngôi trường đại học sản sinh nhiều tỷ phú nhất thế giới, với 188 người, nới rộng khoảng cách với Stanford và University of Pennsylvania phía sau. Toàn bộ 10 trường đứng đầu danh sách đều nằm tại Mỹ.

Theo Doanh nhân Sài Gòn

Có thể bạn quan tâm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…