“Soái ca” Đỗ Quang Vinh : “Tôi là CEO nhưng vẫn làm thuê cho bố mình”

Là con trai của Chủ tịch ngân hàng SHB- doanh nhân trẻ Đỗ Quang Vinh, 27 tuổi, hiện giữ vị trí CEO công ty T&T Mỹ với vốn đầu tư 25 triệu USD. Thông minh, tài giỏi, ăn nói khéo léo cùng với phong cách
“Soái ca” Đỗ Quang Vinh : “Tôi là CEO nhưng vẫn làm thuê cho bố mình”
“Soái ca” Đỗ Quang Vinh đang gây sốt trên mạng xã hội

Tháng 9/2013, lần đầu tiên giới truyền thông trong nước tiếp cận được với Đỗ Quang Vinh - 8X được coi là người thừa kế cơ nghiệp nghìn tỷ của một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất tại Việt Nam.

Khi đó, Đỗ Quang Vinh 24 tuổi, với gương mặt trẻ hơn tuổi cùng cách ăn nói khéo léo, phủ sóng rộng khắp truyền thông trong nước. Vào thời điểm này, báo giới cho rằng, sự cởi mở bất ngờ của gia đình vị doanh nhân vốn quen mặt tại các trận túc cầu là nhằm dọn đường cho một cuộc chuyển giao quyền lực lớn trong nội bộ tập đoàn T&T hoặc chí ít là ở ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của người thừa kế 8X chỉ dừng lại ở đó, ghi dấu với hình ảnh đi xe máy, mặc đồ sale off, thích ăn quán vỉa hè, trước khi Đỗ Quang Vinh tìm kiếm sự nghiệp riêng ở nơi xa vòng tay bố mẹ. Gặp lại sau gần 3 năm, cậu sinh viên ngày nào giờ đây đã trở thành CEO của T&T tại Mỹ dù vẫn giữ nhiều thói quen cũ, như mua đồ sale off, coi "bố là thần tượng lớn nhất trong đời".

Tuy nhiên, thay vì xe máy, Vinh giờ đây sử dụng xe BMW, mặc vest và nhận mình trưởng thành hơn nhiều sau gần một năm "nắm quyền CEO, nhưng làm cả những công việc của nhân viên cấp thấp nhất".

"Tôi là người hướng nội, và luôn đặt mình đứng xa những thứ xa xỉ" là những gì Đỗ Quang Vinh tự nhận về bản thân hiện tại. Ở tuổi 27, Vinh trở thành CEO của một công ty tại Mỹ, sống xa gia đình và phải tự bươn chải giải quyết mọi vấn đề cho một công ty Việt trên miền đất nhiều cơ hội, nhưng lại vô cùng khó thâm nhập.

T&T Mỹ là công ty được ông Đỗ Quang Hiển thành lập vào tháng 7/2014, sau khi nhận được giấy chứng nhận đầu tư 25 triệu USD từ Chính phủ Việt Nam. Công ty này dự kiến kinh doanh trên ba mảng chính là xuất nhập khẩu, bất động sản và tài chính, nhưng hiện tại chưa xúc tiến hoạt động tài chính do những khó khăn về việc mở quỹ đầu tư theo luật bản địa.

Trước khi sang Mỹ, Đỗ Quang Vinh là người đứng tên thành lập T&T tại Đức. Thế nhưng trong 2 tuần sang làm việc tại quốc gia Tây Âu này, Vinh nhận thấy mình không hòa hợp được với lối sống và phong cách kinh doanh có phần cổ điển và bảo thủ tại lục địa già.

"Bố lúc đó đặt cho tôi hai lựa chọn, một là ở lại Việt Nam, nhận chức phó giám đốc chi nhánh của SHB để vừa làm vừa học kinh nghiệm quản lý, hai là giải hộ ông bài toán về nhân sự tại Mỹ. Cơ hội đến đúng thời điểm: tôi muốn thử sức, T&T lại cần người. Thế là tôi xung phong sang Mỹ", Vinh nói.

Là con của một doanh nhân đình đám, Đỗ Quang Vinh đáng ra có thể giống như lẽ thường, đảm nhận một vị trí cao trong các công ty thuộc gia đình. Bản thân 8X này cũng ủng hộ việc con cái của những doanh nhân giàu có sớm tiếp nhận vị trí quản trị trong tập đoàn gia đình, song vì ưa thích thử thách, con trai bầu Hiển lại quyết định thử sức trên con đường lập nghiệp nhiều khó khăn hơn.

"Có thể quyết định của tôi sẽ bị ném đá, hoặc người khác nghĩ con bầu Hiển chỉ đang "làm màu". Không ai làm hài lòng được tất cả mọi người, ngay cả khi ở lại Việt Nam, dù tôi có thành công đến đâu cũng có người vẫn nói đó là do tôi dựa hơi bố. Vậy nên hãy để thời gian và sự thành công chứng minh quan điểm đó là sai".

Chỉ một thân một mình, con trai bầu Hiển hiểu rằng quyết định khi đó của mình "đúng là liều, nhưng liều ăn nhiều". Công việc những ngày này của Vinh là đi gặp từng khách hàng để kết nối các thương vụ xuất nhập khẩu thủy sản cho Hacaseafood – tiền thân là Bianfishco, công ty được bầu Hiển giải cứu sau scandal nợ nần của đại gia Diệu Hiền – đồng thời, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các dự án bất động sản tiềm năng tại California.

Khi Vinh sang Mỹ vào tháng 9/2015, công ty này chưa có hoạt động nào mang lại hiệu quả rõ rệt. Chính sách hạn chế nhập cư của Mỹ cũng khiến cho việc tuyển dụng và đưa người sang T&T lúc bấy giờ và cả hiện tại gặp nhiều khó khăn. Ngay cả khi giữ chức CEO, Vinh cũng phải mất tới 9 tháng để xin được visa làm việc tại đây.

"Chỉ có một mình nên tôi làm cả công việc hoạch định chiến lược như một CEO, nhưng cũng phải chạy đi tìm đối tác, lo giấy tờ như một nhân viên cấp thấp nhất. Công việc rất vất vả, một phần vì trái với ngành học, một phần vì thị trường Mỹ năng động nhưng rất nhiều rào cản, điều kiện.

Lúc nhận lời đến Mỹ, tôi cũng thấy mình là một ứng viên hơi non nớt, nhưng khả năng ngoại ngữ, kinh nghiệm sống ở nước ngoài nhiều năm và máu liều di truyền từ bố khiến tôi quyết định mà không do dự. Thực ra, nhiều người nói việc đi tìm mình, chứ không phải mình đi tìm việc, còn tôi nghĩ những việc ấy đến với mình như một cái duyên".

Năm 1993, kỹ sư Đỗ Quang Hiển, người từng có nhiều năm làm việc trong Viện nghiên cứu Công nghệ quốc gia, quyết định xin ra khỏi biên chế Nhà nước, thành lập Công ty TNHH T&T hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các mặt hàng điện tử, điện lạnh, điện gia dụng.

Đây là kết quả của nhiều năm mạnh dạn dấn thân kinh doanh, tích lũy kinh nghiệm khi còn làm đại lý độc quyền cho một số hãng điện tử nổi tiếng của Nhật Bản tại thị trường Việt Nam những năm đầu sau bao cấp.

Nhưng đó chưa phải là thời điểm làm nên bước ngoặt trong cuộc sống của gia đình chủ tịch T&T. Gia đình ông trước năm 1995 vẫn còn sống tại tầng 5 tại khu nhà tập thể Trung Tự cũ nát, chỉ rộng chừng 15m2 với 7 nhân khẩu. Sau này, khi việc làm ăn của bầu Hiển khởi sắc, gia đình ông chuyển sang một căn nhà 4 tầng khang trang hơn ở khu Hoàng Cầu, bắt đầu sắm được Dream lùn, ô tô con.

"Mọi người nhìn vào hình ảnh gia đình tôi hiện tại thì nghĩ rằng Đỗ Quang Vinh đã được sống trong nhung lụa từ nhỏ, nhưng thực tế không phải như vậy. Khi bố mẹ tôi mới lấy nhau, hai người vẫn còn chở nhau trên chiếc xe đạp, bố ngồi trước, mẹ ngồi sau ôm chiếc tivi đít lồi để đi giao cho khách nhận sửa.

Đến lúc chuyển về nhà ở Hoàng Cầu, cuối tuần cả nhà 4 người vẫn ngồi xe Dream cũ đi chơi Hà Nội. Vì vậy, dù đã lớn, đã đi làm xa, gia đình vẫn là nơi chúng tôi hướng về khi cảm thấy chông chênh hoặc cần lời khuyên".

Liên tục thừa nhận "bố là thần tượng lớn nhất", Đỗ Quang Vinh tiết lộ cách để hai người bận rộn nhất nhà có thể nói chuyện với nhau là trong những buổi họp gia đình vào giờ "hiểm". Bầu Hiển thường về nhà rất muộn, qua 12h đêm, nên nhiều lúc ông chỉ có thể gặp mặt tâm sự với các con và vợ vào lúc 1h sáng. "Những khoảng thời gian như vậy giúp chúng tôi đến gần nhau hơn".

Trong suốt buổi phỏng vấn, chỉ duy nhất một lần Đỗ Quang Vinh thừa nhận "gia đình có điều kiện" là khi chia sẻ về việc dễ dàng có những chuyến bay đi về giữa Mỹ và Việt Nam chớp nhoáng lúc "bố mẹ tôi nói nhớ con" hoặc những lần "bố cần tôi đi công tác cùng". "Tương lai dài có lẽ tôi sẽ ở Việt Nam, vì sự nghiệp của bố ở đây trải rộng trên nhiều lĩnh vực lớn, cần sự hỗ trợ của các con. Hơn nữa, ở Việt Nam còn có gia đình, đó là nơi để trở về".

Với vị trí là CEO của T&T tại Mỹ, Đỗ Quang Vinh được trả mức lương tương đương với giám đốc nước ngoài theo quy định của tập đoàn T&T. 8X này thừa nhận bản thân "chỉ là người làm thuê cho bầu Hiển".

Không tiết lộ con số cụ thể, Vinh nhấn mạnh số tiền đó "đủ sống, phù hợp với vị trí công việc và đúng với cống hiến của mình". Tuy nhiên, ở vị thế của một CEO, không ít lần Vinh có cái nhìn khác với bố về những quyết định kinh doanh tại tập đoàn.

"Tranh luận có khi bố nghe, có khi không, nhưng chúng tôi tôn trọng và bảo lưu ý kiến của nhau. Thực ra chúng tôi khác nhau nhiều đấy, bởi tôi là người cầu toàn, chỉ chấp nhận rủi ro ở mức 30%, còn bố thì 5 ăn 5 thua là ông sẵn sàng dấn thân rồi".

Sau 3 năm, một lần nữa đối mặt với câu hỏi "Vinh nghĩ gì nếu bầu Hiển quyết định hiến trọn tài sản của mình cho xã hội?", CEO 27 tuổi vẫn nở nụ cười. Nhưng thay vì trả lời câu hỏi cho phóng viên, Đỗ Quang Vinh giống như đang hỏi lại chính mình.

"Lời nói đó của bố có thể thật, có thể chỉ là chia sẻ vui, nhưng tôi coi đó như một động lực để phấn đấu học hành, làm việc. Nếu trong trường hợp bố hiến tặng tài sản cho xã hội, tôi nghĩ mình vẫn có thể kiếm được một công việc ổn định, dư dả thì có thể không, nhưng chắc chắn nuôi sống được gia đình.

Giờ đây mọi người thường biết đến tôi nhiều hơn với danh hiệu con của bầu Hiển, thay vì Đỗ Quang Vinh, nhưng tôi không lấy đó làm tủi thân. Là con của một người giỏi giang, ắt phải tự hào; là con của bố, tôi càng tự hào hơn. Mong rằng trong 1-2 năm nữa, mọi người sẽ biết nhiều hơn đến Đỗ Quang Vinh khi tôi đã có những thành công, cũng chính là biết nhiều hơn về con trai bầu Hiển – con trai bố tôi".

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...