Sốc: Trung Quốc sử dụng mạng xã hội Tik Tok gây bất ổn chính trị ở Nga

Trong những ngày qua, vùng Khabarovsk của Nga trở thành trung tâm hỗn loạn chính trị. Nguyên nhân chính là ngày 09/07/2020, lực lượng an ninh bắt giữ thống đốc vùng Khabarosvk, ông Sergei Furgal.

Thống đốc vùng Khabarosvk đã bị tước bỏ mọi chức vụ do bị nghi ngờ vào năm 2004-2005 đã sử dụng một nhóm tội phạm có tổ chức để ám sát một số doanh nhân. 

Điểm đáng quan tâm là vùng Khabarovsk nằm ở vùng Viễn Đông và giáp với biên giới Trung Quốc. Một phần của giới “tinh hoa” trong khu vực có mối quan hệ mật thiết với ông Furgal đã tiến hành các hoạt động chống đối, biến vụ việc này như một thủ đoạn “vô hiệu hóa đối thủ chính trị” đồng thời kích động các cuộc biểu tình trong khu vực.

Những cuộc biểu tình này được truyền thông thân phương Tây, các phương tiện truyền thông Nga ủng hộ “dân chủ”, trong đó có cả những hãng tin chống đối, có mối quan hệ trực tiếp với một 'lãnh đạo phe đối lập phi hệ thống nổi tiếng (tuyên bố đặt mục tiêu lật đổ chính quyền bằng các biện pháp phi hiến pháp) Alexei Navalny.

Mục tiêu của chiến dịch phối hợp tấn công trên các phương tiện truyền thông đặt mục tiêu làm suy yếu cuộc điều tra tội phạm và giúp nghi phạm đang bị tạm giam có thể lẩn tránh trách nhiệm từ những hành vi tội phạm.

Đây là một thủ đoạn thông thường của phe đối lập tự do Nga và các phương tiện truyền thông đại chúng từ nước ngoài, thường được sử dụng để biện minh cho bất kỳ hành vi tội phạm nào, bao gồm từ khủng bố và tham nhũng hoặc hình sự... làm tổn hại lợi ích của Nga.

Một sự thật bất ngờ khác là hàng trăm, hàng ngàn bot và video bot tràn ngập Tik Tok - mạng xã hội do một hãng truyền thông xã hội Trung Quốc kiểm soát - phổ biến trong giới trẻ Nga.

Các ứng dụng bot TikTok kêu gọi biểu tình ở Khabarovsk

Theo các chuyên gia bảo mật CNTT, số lượng mạng bot liên quan đến việc kích động các cuộc biểu tình ở Khabarovsk không dưới 50.000. Những video được tìm kiếm và chia sẻ bởi mạng này đạt đến hàng trăm nghìn lượt thích (hầu hết từ bot) và trở thành khuynh hướng đám đông (hot) của mạng xã hội.

Theo chính sách chung đã được công bố của Tik Tok, mạng xã hội hoạt động hạn chế tiếp cận các nội dung bị chính trị hóa và xóa các video kêu gọi biểu tình, bạo loạn, bạo lực, v.v.

Nhưng lúc này, các phương tiện truyền thông mạng xã hội do Trung Quốc kiểm soát đã thay đổi cách tiếp cận và quảng bá trực tiếp các video ủng hộ cuộc biểu tình ở Khabarovsk.

Ngay cả khi các tài khoản trong mạng xã hội này, được điều hành bởi nhóm tổ chức chiến dịch tấn công truyền thông nhằm gỡ tội cho Furgal, Tik Tok đóng vai trò truyền bá thông tin bằng cách cho phép các phần tử này tiến hành các hoạt động kích động và kêu gọi.

Nhóm đối lập Alexei Navalny sử dụng TikTok kêu gọi và tổ chức các cuộc biểu tình ở Khabarovsk 

Trong một khái niệm nào đó, điều này cũng tương tự như Trung Quốc đang khai thác sự hỗn loạn ở Nga, tại khu vực gần biên giới phía đông với quốc gia này, để đạt được các mục tiêu chính trị và tăng cường đòn bẩy áp lực nhằm vào bộ máy lãnh đạo Nga.

Cách tiếp cận như vậy thường nằm trong khuôn khổ những nguyên tắc chung của ngoại giao Trung Quốc. Bắc Kinh luôn tìm cách làm suy yếu các đối tác, thậm chí đồng minh để nâng cao vị thế của chính mình trong các mối quan hệ song phương, đa phương và gây tổn thất trong nội bộ quốc giá đó.

Chiến dịch ủng hộ này cho thấy, Nga đang có một vị thế đáng kể trên trường quốc tế và Bắc Kinh tìm cách phá hoại vị thế đó bằng cách ngầm hậu thuẫn cho các hoạt động chống phá trong nội bộ đồng minh và đối tác truyền thống.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…