Standard Chartered rời khỏi lĩnh vực cho thuê máy bay và tài chính hàng không

Ngân hàng Standard Chartered đã bán 4,5 tỷ USD tài sản và các khoản vay có đảm bảo cho AviLease và PK Airfinance…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ngân hàng Standard Chartered
Ngân hàng Standard Chartered

Standard Chartered mới đây cho biết họ đã bán hoạt động kinh doanh cho thuê máy bay của mình với giá 3,6 tỷ USD, bao gồm tài sản hoạt động trị giá 700 triệu USD và các khoản vay tổng trị giá 2,9 tỷ USD, cho AviLease - công ty thuộc sở hữu của quỹ đầu tư quốc gia PIF Arab Saudi.

Ngoài ra, ngân hàng cũng đồng ý chuyển các khoản vay hàng không có bảo đảm trị giá 920 triệu USD cho PK Airfinance do Apollo hậu thuẫn - vốn là nhà cung cấp có danh mục đầu tư trị giá 4 tỷ USD cho 80 nhà khai thác trên toàn cầu.

Tổng cộng, Standard Chartered đã “giải tán” khối tài sản hàng không có giá trị lên tới 4,5 tỷ USD.

Sau khi thương vụ với AviLease hoàn tất, công ty này sẽ sở hữu và quản lý hơn 120 máy bay. Quỹ PIF của Arab Saudi cũng sẽ tài trợ cho việc hoàn trả khoản tài trợ 2,9 tỷ USD từ đơn vị tài trợ và cho thuê máy bay cho Standard Chartered.

Standard Chartered, với mục tiêu hợp lý hóa hoạt động kinh doanh của mình, dự kiến sẽ nhận được khoản lãi 300 triệu USD từ việc bán hoạt động kinh doanh cho thuê máy bay của mình cho AviLease, và nâng cấp vốn cổ phần phổ thông của tổ chức thêm 0,19 điểm phần trăm.

Ngân hàng cho biết họ vẫn sẽ cung cấp các dịch vụ rộng hơn, chẳng hạn như quản lý ngoại hối và tiền mặt, cho các khách hàng trong lĩnh vực hàng không.

Standard Chartered, với mức tăng 27% lợi nhuận trước thuế trong quý 2 năm nay, hứa hẹn sẽ sử dụng phần lớn số tiền huy động được để tái đầu tư vào các bộ phận khác của tập đoàn.

Simon Cooper, giám đốc điều hành khu vực Châu Âu và Châu Mỹ của Standard Chartered cho biết: “Việc bán mảng kinh doanh hàng không cho phép chúng tôi tiếp tục tập trung vào những lĩnh vực điểm mạnh và thúc đẩy hơn nữa lợi nhuận trong công cuộc trở lại với hành trình vốn chủ sở hữu hữu hình”.

“Việc mua lại này sẽ giúp mở rộng cho AviLease và từ đó hỗ trợ hệ sinh thái hàng không của Arab Saudi trên con đường hiện thực hóa mục tiêu “Tầm nhìn Saudi 2030” là đa dạng hóa nền kinh tế và bổ sung các cơ hội việc làm có giá trị cao cho công dân Arab”, ông Fahad Al-Saif, chủ tịch của AviLease, chia sẻ.

AviLease đã nhận được 2,1 tỷ USD tài trợ tạm thời từ BNP Paribas, Citibank, Ngân hàng HSBC Trung Đông và Ngân hàng MUFG cho thương vụ này.

Quỹ tài sản có chủ quyền của nhà nước Arab Saudi đã đầu tư tại nhiều lĩnh vực như khai thác mỏ và thể thao, đồng thời thâm nhập vào lĩnh vực hàng không thông qua Riyadh Air, công ty đang đàm phán với các nhà sản xuất về một đội máy bay phản lực thân hẹp.

Quỹ PIF ra mắt AviLease vào năm 2022 với mong muốn phát triển thông qua các giao dịch mua lại danh mục đầu tư và công ty.

Có thể bạn quan tâm