Syria: Dân quân người Shiite phóng tên lửa vào căn cứ quân sự Mỹ tại mỏ dầu Omar, Deir Ezzor

Ngày 28/6, một loạt tên lửa hạng nặng phóng vào căn cứ quân sự Mỹ đóng gần mỏ dầu Omar ở Deir Ezzor. Đòn tấn công được cho là đáp trả các cuộc không kích của Mỹ vào Các Đơn vị Huy động Phổ biến (PMU) Iraq ở biên giới Iraq-Syria.

Những nguồn tin ủng hộ lực lượng PMU trên mạng xã hội cho biết, nhóm chiến binh người Shiite Liwa Abu al-Fadhal Al-Abbas phóngt 8 quả rocket hạng nặng vào đơn vị quân sự Mỹ trong khu vực mỏ dầu Omar. Theo nguồn tin này, tên lửa đánh trúng căn cứ quân sự Mỹ.

Những căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực mỏ dầu lớn nhất của Syria.
Những căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực mỏ dầu lớn nhất của Syria.

Phát ngôn viên Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, đại tá Wayne Marotto, cho biết: “Hồi 7:44 pm giờ địa phương, lực lượng quân sự Mỹ ở Syria đã bị tấn công bằng nhiều tên lửa. Không có thương vong, thiệt hại đang được xác định. 

Đáp trả cuộc tấn công này, pháo binh quân đội Mỹ pháo kích vào các tòa nhà do các nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn sử dụng ở thành phố Mayadeen thuộc Deir Ezzor. Không có thương vong nhân sự.

Hãng tin Al-Arabiya cho biết, quân đội Mỹ tiếp tục điều động thêm 60 xe quân sự vào địa phận tỉnh Al-Hasakah Syria.

Washington đang chuẩn bị thúc đẩy gia tăng căng thẳng trên vùng biên giới Iraq – Syria với Lực lượng Dân chủ Syria (SDF). Chính quyền mới của ông Biden quyết định phô trương sức mạnh và quyết tâm duy trì quân đội ở Syria nhằm bảo vệ cái gọi là lợi ích Mỹ, trên thực tế là các mỏ dầu lớn thuộc vùng Đông Bắc Syria.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...