"Thái tử" Samsung Lee Jae Yong được ân xá nhờ "truyền thống pháp lý"

Ngày 12/8, Bộ Tư pháp Hàn Quốc thông báo Tổng thống Yoon Suk Yeol quyết định ân xá Phó Chủ tịch Samsung Electronics Lee Jae Yong (Jay Y. Lee).
"Thái tử" Samsung Lee Jae Yong được ân xá nhờ "truyền thống pháp lý"

Theo Bộ trưởng Tư pháp Han Dong Hoon, ông Lee nằm trong danh sách ân xá cùng với Chủ tịch Lotte Shin Dong Bin và một số nhân vật khác. Lệnh ân xá có hiệu lực từ Ngày Quốc Khánh.

Dù vậy, việc ân xá cũng cho phép ông Lee tham gia hoạt động kinh doanh tự do hơn và giúp Samsung thực hiện nhiều động thái mới. 

Hàn Quốc lâu nay thường ân xá cho các lãnh đạo doanh nghiệp bị buộc tội tham nhũng vì lý do kinh tế. Do vậy, giới quan sát đánh giá quyết định ân xá này chỉ mang tính biểu tượng. Ông Lee vốn đã được tạm tha sau 18 tháng ngồi tù vì tội lừa đảo liên quan đến Samsung.

Việc ông Lee được ân xá sẽ giúp ông Lee dễ dàng tham gia nhiều hoạt động của Samsung từ đó có cơ hội "góp phần khắc phục khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc" - đây được coi là nhu cầu cấp bách để Hàn Quốc vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế. 

“Thái tử” Lee của nhà sản xuất điện thoại thông minh và chip số một thế giới đã liên tục ra tù rồi lại vào tù trong vài năm qua.

Ông Lee đã có thời gian ngồi tù vì tội hối lộ từ năm 2017, nhưng được trả tự do vào năm 2018 sau khi tòa phúc thẩm giảm thời hạn xuống còn 2 năm rưỡi án treo.

Song tòa tối cao Hàn Quốc cho rằng tòa phúc thẩm đã đánh giá thấp số tiền hối lộ và yêu cầu xử lại vụ này.

Đến tháng 1-2021, trong phiên xét xử lại vụ án hối lộ liên quan cựu tổng thống Park Geun Hye, ông Lee bị Tòa án cấp cao Seoul tuyên 30 tháng tù vì tội hối lộ để giành sự ủng hộ trong việc kế vị, cũng như đảm bảo quyền kiểm soát tập đoàn.

Tháng 8 cùng năm, ông Lee được phóng thích trước thời hạn sau 18 tháng ngồi tù trong vụ bê bối tham nhũng chấn động Hàn Quốc.

Ngoài ông Lee, chủ tịch Tập đoàn Lotte Shin Dong Bin cũng được ân xá.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...