Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ủy ban quản lý vốn cùng các đơn vị liên quan phải cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài liệu để thanh tra DIC Corp...
Ngọc Bích
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn vừa công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Tổng Công ty Đầu tư Phát triển DIC (DIC Corp).
Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Văn bản số 341, ngày 3/2/2023 của Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định số 38/QĐ-TTCP về việc bổ sung kế hoạch thanh tra năm 2023, trong đó có việc thanh tra chấp hành quy định pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DIC Corp.
Theo Quyết định số 49/QĐ- TTCP, Đoàn Thanh tra gồm 9 thành viên do ông Nguyễn Đức Hương, Phó Cục trưởng Cục giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực III (Cục III) làm Trưởng đoàn có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại DIC Corp.
Thời hạn thanh tra là 30 ngày làm việc (không kể ngày nghỉ, ngày lễ) kể từ ngày công bố quyết định thanh tra. Đoàn thanh tra có nhiệm vụ tiến hành thanh tra theo nội dung quy định và kế hoạch thanh tra được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt.
DIC Corp chính thức được thành lập vào năm 2001, trực thuộc Bộ Xây dựng và sang năm 2002 hoạt động theo mô hình công ty mẹ con. Năm 2008, DIC Corp được chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 370 tỷ đồng, trong đó Nhà nước thông qua Bộ Xây dựng chiếm 65,06% vốn điều lệ, cổ đông chiến lược là Vina Capital với 7,84% vốn điều lệ, bán ưu đãi người lao động 2,91% và bán đấu giá công khai 24,19%.
Đầu năm 2009, DIC Corp tăng vốn lên 600 tỷ đồng thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu. Tháng 8 cùng năm, 60 triệu cổ phiếu DIC Corp lên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) với mã chứng khoán DIG.
Cũng trong thời điểm cuối năm 2009, DIC Corp thực hiện phát hành riêng lẻ 10 triệu cổ phần cho 25 nhà đầu tư cá nhân/ tổ chức để tăng vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng. Giá phát hành là 100.000 đồng/cổ phiếu. Điều này khiến cho tỷ lệ sở hữu nhà nước từ mức 65% giảm về chỉ còn 55,7%.
Năm 2015, DIC Corp tiếp tục phát hành riêng lẻ cho một quỹ của Dragon Capital. Say đó quỹ này bán cho Công ty Thiên Tân là pháp nhân có liên quan với Chủ tịch Hội đồng quản trị DIC Corp Nguyễn Thiện Tuấn. Tỷ lệ sở hữu của nhà nước thông qua Bộ Xây dựng sau nghiệp vụ này đã giảm về 51,04%.
Sau đó một thời gian, DIC Corp tiếp tục phát hành 6,5 triệu cổ phiếu riêng lẻ mà khoảng 5 triệu cổ phần được bán cho ông Nguyễn Thiện Tuấn. Tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại DOC Corp lúc này giảm về còn 49,6%. Đến thời điểm này, Nhà nước thông qua Bộ Xây dựng không còn là cổ đông chi phối tại DIC Corp.
Hiện, cổ phiếu DIG của DIC Corp đang giao dịch ở mức 12.600 đồng/cổ phiếu.
Biến động giá cổ phiếu DIG của DIC Corp trong 1 tháng qua
DIC Corp công bố báo cáo tài chính quý III/2022 với lết quả lợi nhuận sau thuế âm gần 1 tỷ đồng – đánh dấu quý đầu tiên DIC Corp báo lỗ kể từ quý 1/2017.
DIC Corp bị giải chấp cổ phiếu trong bối cảnh cổ phiếu liên tục lao dốc. Nhiều lãnh đạo của công ty như Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch hay cổ đông lớn công ty cũng bị các công ty chứng khoán bán giải chấp cổ phiếu.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp) công bố hoàn tất việc mua lại trước hạn hai lô trái phiếu phát hành năm 2021 và đáo hạn năm 2024.
Mới đây, cổ đông lớn nhất của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSD: DIG) đã tiếp tục bán ra 8.307.300 cổ phiếu DIG để giảm sở hữu.
DIC Corp muốn triển khai chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 15.000 đồng/cp nhằm huy động vốn đầu tư dự án Khu đô thị du lịch Long Tân trong bối cảnh DIG bật tăng từ đáy.
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (mã chứng khoán: DIG) đã giải thể Công ty cổ phần Thủy cung DIG. Các thủ tục giải thể công ty đã hoàn thành vào 21/2. Chủ trương giải thể đã được Hội đồng quản trị của DIC Corp thông qua từ tháng 5/2019...
DIC Corp điều chỉnh thời gian chào bán 100 triệu cổ phiếu DIG cho cổ đông hiện hữu với mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu sẽ được lùi từ quý 1/2023 sang quý 2 đến quý 3/2023...
Trong bối cảnh các thông tin quốc tế có phần lạc quan hơn, VN-Index bật tăng gần 14 điểm và vượt trở lại ngưỡng tâm lý 1.200 điểm, song chưa đủ để xác lập một xu hướng rõ ràng...
Mặc dù doanh thu kinh doanh nông sản năm 2024 của BAF Việt Nam đạt hơn 2.300 tỷ đồng, lợi nhuận đạt gần 46 tỷ đồng nhưng doanh nghiệp này vẫn quyết định ngừng kinh doanh để dồn toàn lực cho việc chăn nuôi heo…
Chịu tác động từ chính sách thuế và thị giá cổ phiếu giảm sâu khiến làn sóng bán giải chấp đang âm thầm lan rộng, kéo theo loạt lãnh đạo cấp cao và người nhà buộc phải bán ra hàng triệu cổ phiếu để xử lý áp lực tài chính...
Chứng khoán Mỹ phục hồi vào thứ Ba khi hàng loạt báo cáo lợi nhuận quý khả quan và dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã phần nào trấn an tâm lý nhà đầu tư…
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) vừa hé lộ một kế hoạch kinh doanh có phần thận trọng, đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 thấp hơn so với kết quả thực hiện năm trước…
Đến cuối quý 1/2025, trong top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất, lợi nhuận TCBS đang dẫn đầu với hơn 1.000 tỷ đồng, FPTS đang đứng cuối với lợi nhuận 153 tỷ đồng...
Chứng khoán Mỹ lao dốc vào phiên đầu tuần sau khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục công kích Chủ tịch Fed Jerome Powell, động thái khiến giới đầu tư lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương…
Năm 2025, Vinafood II đặt mục tiêu tổng doanh thu 18.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 113,6 tỷ đồng, tổng sản lượng quy gạo của toàn công ty là 1,362 triệu tấn… trước bối cảnh thị trường gạo thế giới có nhiều biến động…
Tính đến cuối tháng 3/2025, toàn thị trường có hơn 1,25 triệu tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành, giảm nhẹ 0,3% so với cuối tháng 2/2025 và là tháng giảm thứ 4 liên tiếp...
Trong bức tranh kết quả kinh doanh quý đầu năm 2025 của ngành điện, diễn biến thời tiết, thủy văn là yếu tố then chốt định đoạt vận mệnh của nhiều doanh nghiệp...
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và khó khăn trong ngành, lãnh đạo Vinaconex đánh giá việc theo đuổi doanh thu cao có thể không mang lại lợi ích thực sự…
"Nếu biết cách tận dụng cơ hội nâng hạng thị trường, Việt Nam hoàn toàn có thể viết lại vị thế của mình trên bản đồ tài chính khu vực trong vòng một thập kỷ tới...", ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (mã chứng khoán: CSI) khẳng định.