Thị trường tuột dốc sau khi TT Trump "đe doạ" tăng mạnh thuế quan của Trung Quốc

Cổ phiếu tại Mỹ và châu Âu bị bán tháo sau khi Tổng thống Mỹ “đe doạ” tăng 25% thuế của hơn $200 tỷ USD hàng hoá Trung Quốc.
Thị trường tuột dốc sau khi TT Trump "đe doạ" tăng mạnh thuế quan của Trung Quốc

Thị trường tài chính trên thế giới đã giảm thiểu ngay trong ngày thứ Hai sau khi TT Donald Trump bày tỏ sự “thách thức” đối với cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung và đồng thời tuyên bố sẽ tăng mức thuế quan của hàng hoá Trung Quốc vào tuần này.

Cổ phiếu tại châu Âu và Mỹ giảm mạnh theo “làn sóng” rút lui từ Trung Quốc, cổ phiếu trên China Index Shanghai Composite Index đã giảm 5,6% vào hôm qua như cách mà các nhà đầu tư phản ứng lại với dòng tweet của Donald Trump cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách đàm phán lại thoả thuận trước khi thảo luận thêm vào tuần này tại Washington.

Không chỉ vậy, giá dầu và đồng nhân dân tệ đều có dấu hiệu sụt giảm. Chỉ số chứng khoán Đức giảm 1% vào thứ Hai, trong khi FTSE MIB ở Ý giảm 1,6% và CAC 40 tại Pháp giảm 1,2%. Có thời điểm, Dow Jones Industrial Avergae mất 471 điểm, S&P 500 và Nasdaq mở cửa với mức giá giảm mạnh. Các công ty của Mỹ có doanh số tương đối ổn định tại Trung Quốc như Apple và Catterpillar – cũng phải “gánh chịu” sự ảnh hưởng không hề nhỏ.

Thị trường bắt đầu bị giao động khi tuyên bố của Tổng thống Mỹ về việc tiếp tục tăng thuế đối với $200 tỷ đô la Mỹ mặt hàng Trung Quốc – từ nguyên liệu tới phụ tùng xe đạp – dù cho đã được áp thuế 10%.

Với cáo buộc Bắc Kinh tìm cách đàm phán lại một thoả thuận, Donald Trump cho hay ông sẽ tăng mức thuế này lên 25% vào cuổi tuần trừ khi Bắc Kinh thay đổi hành vi tại bàn đàm phán.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh vẫn sẽ cử một phái đoàn tới Washington nhưng không chính thức thông báo liệu nhà đám phán trưởng, ông Liu He sẽ tham dự cuộc họp hay không. “Đây là một vấn đề cấp bách, chúng tôi vẫn hy vọng rằng Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ hợp tác để cùng nhau tiến tới một thoả thuận cùng có lợi.” – phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.

Bất chấp mối đe doạ về mức độ tăng thuế, các nhà phân tích cho rằng dòng tweet của Tổng thống Mỹ có thể là một bước đi nhằm mục đích thương lượng tìm kiếm sự nhượng bộ, tăng áp lực lên Trung Quốc để nhận được sự đồng ý cho một thoả thuận có lợi cho Hoa Kỳ. Paul Donovan, nhà kinh tế trưởng tại bộ phận quản lý tài sản toàn cầu của ngân hàng đầu từ UBS, chia sẻ: “Các nhà đầu tư có thể coi cách TT Trump sử dụng twitter như một công cụ của ‘nghệ thuật đàm phán’. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc không tham gia đàm phán tại Mỹ vào tuần này, thì chiến thuật này coi như là không hề có hiệu quả.”

Những vấn đề trước mắt đã làm dấy lên sự lo ngại từ phía các nhà đầu tư quốc tế cho rằng thương mại thế giới sẽ bị ảnh hưởng do hậu quả của việc tăng thuế quan, gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu. Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo rằng tăng trường GDP ở phần lớn các quốc gia trên thế giới được dự đoán sẽ chậm lại trong năm nay, do tác động của các cuộc chiến thương mại như một “cú hích” đối với nền kinh tế thế giới.

 Theo The Guardian 

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…