Thoả thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn I chính thức được ký kết

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã ký một thoả thuận thương mại giai đoạn I giúp đẩy lùi một số mức thuế quan và thúc đẩy Trung Quốc mua các sản phẩm từ Hoa Kỳ.
Thoả thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn I chính thức được ký kết

Bắc Kinh và Washington đã chính thức ký kết Thoả thuận thương mại giai đoạn I như một bước tiến sau nhiều tháng đàm phán bị trì hoãn. 

Tuy nhiên, thoả thuận này không giải quyết được các vấn đề kinh tế cấu trúc dẫn đến nguyên do của xung đột thương mại, không loại bỏ hoàn toàn thuế quan đã làm chậm nền kinh tế toàn cầu và đặt ra các mục tiêu mua hàng khó đạt được, các nhà phân tích và lãnh đạo ngành cho biết. 

Trong khi thừa nhận sự cần thiết của việc tiếp tục đàm phán sâu rộng với Trung Quốc để giải quyết hàng loạt vấn để khác, TT Mỹ Donald Trump đã ca ngợi thoả thuận lần này là một “chiến thắng” cho nền kinh tế Hoa Kỳ và chính sách thương mại của chính quyền Trump. 

“Cùng nhau, chúng ta đã sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và mang đến một tương lai công bằng, an ninh kinh tế cho công nhân, nông dân và gia đình Mỹ,” ông Trump nói trong bài phát biểu với các quan chức Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He đã đọc một lá thư từ Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó nhà lãnh đạo Trung Quốc ca ngợi thoả thuận là một dấu hiệu cho thấy hai nước có thể giải quyết những khác biệt của họ bằng đối thoại và đàm phán. 

Trọng tâm của thoả thuận là một cam kết Trung Quốc sẽ mua ít nhất 200 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp của Hoa Kỳ cùng các hàng hoá, dịch vụ khác trong thời gian 2 năm, vượt mức mua cơ bản 186 tỷ USD của năm 2017, Nhà Trắng cho biết. Các cam kết bao gồm tăng 54 tỷ USD giao dịch năng lượng, 78 tỷ USD mua thêm hàng sản xuất, 32 tỷ USD cho các sản phẩm nông nghiệp, và 38 tỷ USD ngành dịch vụ, theo tài liệu thoả thuận do Nhà Trắng công bố. 

Thoả thuận thương mại Mỹ-Trung giai đoạn I chính thức được ký kết ảnh 1

Ông Liu He cũng cho biết các công ty Trung Quốc sẽ mua 40 tỷ USD các sản phẩm nông nghiệp hàng năm của Mỹ trong 2 năm tới dựa trên điều kiện thị trường. Trước đó, Bắc Kinh đã “chùn bước” khi cam kết mua hàng hoá nông sản Hoa Kỳ và đã ký hợp đồng mua đậu tương mới với Brazil kể từ khi cuộc chiến thương mại nổ ra. 

CCTV, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc cho biết thoả thuận này sẽ làm hài lỏng người tiêu dùng khắt khe của Trung QUốc bằng cách cung cấp các sản phẩm như sữa, thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn và thịt chế biến từ Hoa Kỳ.

Các chỉ số trên thị trường chứng khoán thế giới đã leo lên mức cao kỷ lục với hy vọng thoả thuận sẽ giúp giảm căng thẳng, trong khi giá dầu lại có dấu hiệu giảm do nghi ngờ thoả thuận giai đoạn I sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy nhu cầu dầu thô. 

Tuy có nhiều tiến bộ thương mại song phương, nhưng thoả thuận giai đoạn I sẽ không chấm dứt hàng rào thuế quan trả đũa đối với hàng nông sản xuất khẩu của Hoa Kỳ, và khiến người nông dân Mỹ sẽ “ngày càng phụ thuộc” vào việc mua hàng do nhà nước Trung Quốc kiểm soát và cũng không giải quyết được những thay đổi lớn về cấu trúc kinh tế, ông Michelle Erickson-Jones, phát ngôn viên của Farmers for Free Trade nhận xét trong một tuyên bố. 

TT Donald Trump, người đã thực hiện chiến dịch “Nước Mỹ trên hết” với mục đích tái cân bằng thương mại toàn cầu tạo lợi thế cho các công ty và công nhân Hoa Kỳ, cho biết Trung Quốc đã cam kết hành động để đối mặt với các vấn đề hàng giả, hàng lậu và khẳng định thoả thuận thương mại giai đoạn I sẽ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Các nguồn tin trong ngành hàng không cho biết, Boeing Co dự kiến sẽ giành được một đơn đặt hàng lớn từ Trung Quốc cho các máy bay phản lực thân rộng, bao gồm các mẫu như 787 hoặc 777-9. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...