Thử nghiệm S-400 mua từ Nga: Thổ Nhĩ Kỳ đem F16 mua của Mỹ ra làm mục tiêu

Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tiến hành các thử nghiệm hệ thống phòng không S-400 Nga với một máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, một động thái mà các quan chức Mỹ tuyên bố là sẽ làm gia tăng căng thẳng quan hệ Washington - Ankara.

Các máy bay phản lực F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ (do Mỹ sản xuất) đã bay qua thủ đô Ankara trên độ cao thấp, như một phần trong cuộc thử nghiệm hệ thống phòng không S-400 mà Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - ông Recep Tayyip Erdoğan - mua từ Nga với giá 2,5 tỷ USD.

Nga đã giao hai trung đoàn tên lửa hệ thống phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 7 đến tháng 9. Tổ hợp tên lửa S-400 hiện được triển khai trong Căn cứ không quân Murted, ngoại ô thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.

Bức ảnh cho thấy, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang khai thác sử dụng S-400 Nga

Theo thông tin từ trang Fighter Jets World, kế hoạch thử nghiệm thực tế chiến đấu S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ ​​sẽ tiếp diễn đến ngày 26.11. Một số nguồn tin quân sự cho biết, tổ hợp S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn tháng 04.2020.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang bắt đầu thử nghiệm hệ thống radar và hệ thống huấn luyện diễn tập điện tử trong tổ hợp S-400. Nước này đã sử dụng máy bay chiến đấu F-16 Viper và F-4 Phantom II do Mỹ sản xuất trong huấn luyện cho trắc thủ tổ hợp S-400, bất chấp tuyên hố từ Washington về việc đưa hệ thống tên lửa này vào sẵn sàng chiến đấu có thể sẽ dẫn đến các lệnh trừng phạt mới.

Theo tuyên bố của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ, không quân quốc gia này sẽ thực hiện một số dự án theo yêu cầu của Chủ tịch ngành Công nghiệp Quốc phòng. Máy bay F-16 và các máy bay khác thuộc Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thực hiện những chuyến bay theo kế hoạch bay ở độ cao lớn và thấp trên bầu trời Ankara. Không có thông tin chi tiết về các mục tiêu thử nghiệm.

Một video về các cuộc thử nghiệm cho thấy những chiếc F-16 và F-4 bay qua căn cứ không quân Murted, nơi đặt các radar giám sát bầu trời và thu thập thông tin 91N6E, radar tìm kiếm và thu nhận thông tin 96L6E, lắp trên cột nâng thủy lực 40V6M để kiểm soát vùng không gian độ cao thấp. Radar 96L6E được thiết kế để phát hiện các mục tiêu bay thấp mà radar đặt trên mặt đất có thể không phát hiện được trong tình huống địa hình phức tạp.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Mỹ mở chiến dịch “săn trứng” toàn cầu

Chính phủ Mỹ đang ráo riết "săn lùng” nguồn cung trứng từ châu Âu và nhiều quốc gia khác để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng khiến giá cả leo thang…

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…