Thủ tướng muốn có giải pháp tốt hơn Thông tư 20

Tại cuộc họp với các thành viên Chính phủ ngày 31/8, liên quan trực tiếp đến vấn đề Thông tư 20 của Bộ Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần tạo không gian mở cho cá nhân và doanh nghiệ

Tại cuộc họp với các thành viên Chính phủ ngày 31/8, liên quan trực tiếp đến vấn đề Thông tư 20 của Bộ Công Thương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần tạo không gian mở cho cá nhân và doanh nghiệp tự do kinh doanh, không chỉ ôtô mà nhiều ngành, nghề khác.

>>Dự thảo nghị định hậu thông tư 20 có làm khó doanh nghiệp nhỏ?Tuy nhiên, bên cạnh việc tạo điều kiện tự do kinh doanh, Thủ tướng cũng chỉ đạo các bộ, ngành liên quan quản lý tốt hơn, chặt chẽ hơn, nhất là với mặt hàng ôtô.Cụ thể hơn, Thủ tướng cho rằng Thông tư 20 của Bộ Công Thương có những điểm chưa tốt, chưa trọn vẹn, nhưng khi hết hiệu lực thì cũng cần phải có biện pháp thay thế tốt hơn, toàn diện hơn.Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng nêu rõ quan điểm của Chính phủ là tự do kinh doanh nhưng không thể biến 90 triệu dân, biến hàng chục triệu hộ gia đình mỗi hộ một đăng ký kinh doanh ôtô. Chưa kể còn phải quản lý tốt thị trường và các vấn đề xã hội, các hoạt động và điều kiện về bảo hành, bảo dưỡng, giá cả, thậm chí là các vấn đề gian lận thương mại, trốn thuế nếu phát sinh.Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đối với một đất nước có mức thu nhập trung bình như Việt Nam hiện nay, nhu cầu sử dụng ôtô bắt đầu tăng rất mạnh. Trong khi đó, ôtô lại là một bộ mặt của nền kinh tế một quốc gia nên bên cạnh việc tạo điều kiện mở cho kinh doanh ôtô, thì cũng cần phải có những biện pháp phát triển sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước.Thủ tướng dẫn chứng giai đoạn năm 2008, nước Mỹ trong đợt suy thoái trầm trọng cũng phải bỏ ra hàng tỷ USD để giải cứu, hỗ trợ các tập đoàn ôtô lớn của nước này như GM hay Ford. Do vậy, “quan điểm của Chính phủ là không thể biến nước ta thành thị trường tiêu thụ ôtô của toàn thế giới”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.Trở lại với Thông tư 20 của Bộ Công Thương. Hiện tại, văn bản này đã không còn hiệu lực áp dung do vướng phải các quy định tại Luật Đầu tư 2014. Mặc dù vậy, Thông tư 20 vẫn tiếp tục nhận được những quan điểm trái chiều, trong đó nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ hẳn Thông tư 20 để tạo điều kiện tự do nhập khẩu ôtô cho doanh  nghiệp.Bản thân cơ quan ban hành Thông tư 20 của Bộ Công Thương cũng thừa nhận văn bản này chưa phải là những giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng đã có kiến nghị lên Chính phủ rằng sẽ duy trì tinh thần của Thông tư 20 là quản lý tốt hoạt động nhập khẩu ôtô và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang hoàn thiện dự thảo thông tư quy định việc kiểm tra về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu. Một trong những điểm đáng chú ý tại dự thảo thông tư này là nhà nhập khẩu phải cung cấp hồ sơ thiết kế hoặc tài liệu tương đương (bản chính) đối với xe nhập khẩu, bổ sung quy định về hậu kiểm nhằm giảm thời gian và chi phí trong quá trình thông quan hàng hóa, đồng thời quy định rõ trách nhiệm của nhà nhập khẩu hoạt động triệu hồi sản phẩm bị lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất.Theo đánh giá, mặc dù yêu cầu về giấy ủy quyền của chính hãng sản xuất đối với doanh nghiệp nhập khẩu ôtô tại Thông tư 20 không còn nữa song các quy định tại dự thảo thông tư do Bộ Giao thông Vận tải xây dựng sẽ quản lý khá chặt chẽ những điều kiện đối với doanh nghiệp nhập khẩu ôtô.

Theo Vneconomy

Có thể bạn quan tâm