Thượng nghị sỹ muốn tước quyền ông Trump: Nhiệm vụ bất khả thi?

Nghị sĩ cấp cao đảng Dân chủ đã viện dẫn điều khoản hiến pháp để cách chức Trump nếu ông không làm được việc. Tuy nhiên, việc này được đánh giá là sẽ gây lên một cuộc khủng hoảng lớn, và không khả thi
Thượng nghị sỹ muốn tước quyền ông Trump: Nhiệm vụ bất khả thi?

Dường như đang có một chiến dịch nhằm chống lại Tổng thống Trump, khi hàng loạt các hành động liên tiếp tấn công vào hình ảnh cũng như quyền lực của vị Tổng thống này trong những ngày qua, đã có những ảnh hưởng xấu đến hình ảnh ông Trump. Nhưng để tước đi quyền lực Tổng thống là không thể.

Ngày 4/9, cuốn sách có tựa đề "Fire and Fury: Inside the Trump White House" (tạm dịch là Lửa và Cuồng nộ: Bên trong Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump) của nhà báo chính trị Michael Wolff nói về năm đầu tiên trên cương vị Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump được phát hành, và ngay sau đó đứng đầu danh sách những cuốn sách bán chạy nhất trên Amazon, trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất ở Mỹ.

Sau đó 1 ngày, ngày 5/9, New York Times đăng bài viết với tiêu đề "Tôi là một phần của phe chống đối trong chính quyền TT Trump". Tác giả bài viết mô tả chính quyền Tổng thống Trump là “hai làn đường”. Ông Trump nói một đằng và các quan chức theo lý trí làm một cách khác, nỗ lực tách mình khỏi phong cách lãnh đạo “bốc đồng, thù địch, nhỏ mọn, và thiếu hiệu quả” của tổng thống.

Ngay lập tức, bài viết đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của Tổng thống Trump và Nhà Trắng. Ông chủ Nhà Trắng đã yêu cầu New York Times tiết lộ danh tính của "quan chức cấp cao" đã viết bài báo này.

Trong một diễn biến khác, tòa án quận New York vừa ra phán quyết yêu cầu ông Donald Trump không được chặn những người phê phán hoặc không đồng tình với quan điểm của ông trên Twitter.

Đỉnh điểm của chiến dịch trên là việc, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, Phó chủ tịch Nhóm thượng nghị sĩ đảng Dân chủ tại quốc hội Mỹ, hôm qua tuyên bố: “Nếu các quan chức cấp cao trong chính quyền tin rằng Tổng thống Mỹ không thể hoàn thành nhiệm vụ, họ nên viện dẫn Tu chính án 25 trong Hiến pháp Mỹ".

Điều 4 trong Tu chính án này cho phép Phó tổng thống Mỹ và quan chức chính phủ gửi đề xuất tới quốc hội khi họ tin rằng Tổng thống không còn khả năng hoàn thành công việc. Nếu được thông qua, Phó tổng thống sẽ lên nắm quyền và trở thành Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, điều khoản này chưa bao giờ được áp dụng trong thực tế, các chuyên gia nhận định quá trình này cũng đặc biệt căng thẳng.

Tuy nhiên,  việc phế truất Tổng thống Điều 4 trong Tu chính án được giới chuyên gia đánh giá là có căn cứ nhưng không khả thi.

Thượng nghị sĩ Mỹ Elizabeth Warren.

Điều đầu tiên muốn loại bỏ Trump bằng Tu chính án 25, Phó tổng thống Mỹ Mike Pence là người duy nhất có thể đứng đơn nộp lên quốc hội Mỹ để xem xét về năng lực của Tổng thống. Tuy nhiên, Pence đã ra tuyên bố khẳng định mình không phải là người viết bài xã luận trên NYTimes, đồng thời chỉ trích tác giả bài viết.

Như vậy, việc phó Tổng thống Pence đứng ra để lật đổ quyền lực của ông Trump khó có khả năng xảy ra. Hơn nữa, quyền lực thực tế của phó Tổng thống tại Mỹ trên thực tế là khá mờ nhạt.

Hơn nữa, nếu việc này xảy ra, nước Mỹ sẽ đối diện với một cuộc khủng hoảng hiến pháp phức tạp và kéo dài có thể nổ ra ngay sau đó, do những quy định không rõ ràng trong điều khoản này.

Điều kiện để khởi động điều Luật này là vô cùng khó khăn, chỉ khi 2/3 đại biểu ở cả hạ viện và thượng viện Mỹ nhất trí rằng tổng thống không đủ năng lực điều hành, phó tổng thống mới tiếp tục được làm quyền tổng thống. Nếu không, tổng thống vẫn tiếp tục nhiệm vụ và quyền lực của mình.

Đáng chú ý, nếu Tu chính án 25 được áp dụng, Pence cũng chỉ là tổng thống tạm quyền, còn Trump vẫn là Tổng thống Mỹ nếu ông không tự nguyện từ chức. Tu chính án này không có điều khoản nào bắt buộc Trump phải rời khỏi Nhà Trắng sau đó, nên ông vẫn có thể tiếp tục làm việc ở đây, kể cả Phòng Bầu dục.

Giới phân tích nhận định: “Việc viện dẫn Tu chính án 25 để loại bỏ một tổng thống có đủ điều kiện sức khỏe và tinh thần để "phản công" là không phù hợp và không phải mục đích mà những người soạn ra điều khoản này của hiến pháp Mỹ nhắm đến. "Việc thảo luận về khả năng áp dụng Tu chính án 25 để đối phó Trump trong hoàn cảnh này là sai lầm và nguy hiểm".

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...