Tiền kỹ thuật số có thể “tiếp tay” cho hành vi trốn thuế

Các đồng tiền kỹ thuật số như bitcoin và ethereum, với tổng giá trị khoảng 2.000 tỷ USD, là một cách để giới đầu tư giấu thu nhập của mình khỏi các cơ quan thuế Hoa Kỳ.

Điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế tiền số sẽ góp phần làm gia tăng tình trạng thất thu thuế của Chính phủ Mỹ. Nhà Trắng ước tính, số tiền thuế thất thu của nước này sẽ lên đến 7.000 tỷ USD trong 10 năm tới.

Các chuyên gia về thuế cho rằng, sở dĩ các đồng tiền kỹ thuật số có thể “tiếp tay” cho các hành vi trốn thuế là vì quy định khai báo còn lỏng lẻo. Sở Thuế Mỹ sẽ không thể rà soát những giao dịch hay thu nhập liên quan đến tiền kỹ thuật số nếu các sàn giao dịch, các doanh nghiệp và các bên thứ ba không khai báo chúng. Và như thế đồng nghĩa với việc khoản thu nhập này có thể sẽ không bị đánh thuế. Luật sư Jon Feldhammer của công ty luật Baker Botts, cho biết không có một quy định rõ ràng nào trong vấn đề này, vì thế tình trạng không khai báo vẫn tiếp tục xảy ra. 

Tiền kỹ thuật số đang nhanh chóng trở thành một phương án thay thế tiền mặt, khi ngày càng nhiều cơ sở kinh doanh chấp nhận bitcoin và các đồng tiền số khác như một phương thức thanh toán. 

Nhưng tiền mặt được quản lý chặt chẽ hơn. Chẳng hạn như một doanh nghiệp nhận được hơn 10.000 USD tiền mặt từ khách hàng, hoặc một người thắng lớn tại sòng bạc, ngân hàng nhận được một khoản tiền gửi lớn - thì họ sẽ phải nộp một bản báo cáo giao dịch.  

Nhưng các quy định tương tự lại không được áp dụng cho tiền kỹ thuật số. Một công ty kinh doanh xe ô tô nhận được 20.000 USD bitcoin từ khách hàng sẽ không phải nộp báo cáo giao dịch. Luật sư Feldhammer cho biết khoản thu nhập này có thể không bị đánh thuế nếu nó không được khai báo trong kê khai thuế của chủ doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, các đồng tiền kỹ thuật số không phải được mua và bán thông qua một sàn giao dịch, khiến cho các nhà quản lý khó biết đến các giao dịch này.
Bên cạnh đó, các đồng tiền kỹ thuật số không phải được mua và bán thông qua một sàn giao dịch, khiến cho các nhà quản lý khó biết đến các giao dịch này.

Các tiêu chuẩn khai báo chặt chẽ hơn là một trong những cách hiệu quả để nâng cao việc tuân thủ luật về thuế. Dự thảo luật thuế của TT Mỹ Joe Biden sẽ xem các giao dịch tiền kỹ thuật số giống như tiền mặt, yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo khi họ nhận hơn 10.000 USD tiền kỹ thuật số. 

Theo một phân tích từ công ty luật Greenberg Traurig, các thể chế tài chính, các công ty thanh toán và các sàn giao dịch tiền số cũng được yêu cầu phải khai báo các giao dịch tiền số có giá trị vượt một ngưỡng nhất định.

Dự luật này của TT Biden sẽ phải được Quốc hội Mỹ thông qua. Theo ước tính của Bộ Tài chính, dự luật này sẽ thu về 700 tỷ USD trong 10 năm đầu tiên và 1.600 tỷ USD nữa trong 10 năm tiếp theo.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…