Tin xấu cho thị trường tiền mã hoá

Công ty cho vay tiền mã hóa Vauld (có trụ sở ở Singapore) mới đây thông báo, do công ty đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức về tài chính, nên sẽ tạm ngừng tất cả các hoạt động rút tiền, giao dịch và gửi tiền trên nền tảng của họ.

Darshan Bathija, CEO của Vauld cho biết thị trường biến động, khó khăn tài chính của các đối tác kinh doanh đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Hơn 197,7 triệu USD đã bị rút ra khỏi nền tảng này từ 12/6 tới nay.

Công ty đang làm việc với các cố vấn tài chính và pháp lý để có thể "tìm kiếm và phân tích tất cả các phương án khả thi, bao gồm cả giải pháp tái cấu trúc, nhằm bảo vệ tốt nhất lợi ích của các bên liên quan".

tiền mã hoá
Thời gian qua, Bitcoin vừa trải qua tháng tồi tệ nhất từng được ghi nhận khi mất hơn 38% giá trị.

Trước đó, CEO Bathija tuyên bố công ty "tiếp tục hoạt động như bình thường bất chấp điều kiện thị trường biến động". Và việc rút tiền vẫn đang được "xử lý như bình thường và điều này sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai".

Nhưng thực tế, Vauld đã không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của việc thị trường tiền mã hóa liên tục lao dốc. Như vậy, hàng tỷ USD đã bị xóa sổ khỏi thị trường này trong khoảng thời gian 3 tháng qua dù họ đang "thảo luận với các nhà đầu tư tiềm năng" trong công ty.

Thời gian qua, Bitcoin vừa trải qua tháng tồi tệ nhất từng được ghi nhận khi mất hơn 38% giá trị. Trong khi, Ethereum, đồng tiền mã hóa lớn thứ hai thế giới tính theo vốn hóa thị trường, cũng đã giảm khoảng 47%.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thị trường liên tục lao dốc trong thời gian qua, đáng chú ý, niềm tin của các nhà đầu tư vào thị trường tiền mã hóa đã bị rung chuyển mạnh khi nhiều công ty, quỹ đầu tư lớn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng về khả năng thanh khoản.

Trước đó, vào tháng 5, dự án stablecoin thuật toán UST/LUNA cũng đã sụp đổ và kéo theo khoản lỗ lên tới 60 tỷ USD.

Đến đầu tháng 6, Celsius Network, một công ty cho vay tiền mã hóa lớn nhất thế giới đã đưa ra thông báo tạm ngừng việc rút tiền, hoán đổi giữa các loại tiền mã hóa.

Chưa hết, cũng trong tháng 6, sàn giao dịch tiền mã hóa CoinFlex đã tạm dừng cho phép khách hàng rút tiền với lý do "điều kiện thị trường khắc nghiệt".

Tiếp tục là ngày 27/6, quỹ đầu tư tiền điện tử nổi tiếng Three Arrows Capital (3AC) cũng tuyên bố vỡ nợ khoản vay trị giá hơn 670 triệu USD. 3AC cũng đặt cược vào terraUSD và token LUNA.

Ở một diễn biến khác, sàn giao dịch FTX cho biết họ đã lên kế hoạch mua lại công ty cho vay tiền điện tử BlockFi với giá 25 triệu USD. Nhưng con số này thấp hơn 99% so với mức định giá trước đó của BlockFi.

Xem thêm

Facebook âm thầm phát triển tiền mã hóa?

Facebook âm thầm phát triển tiền mã hóa?

Facebook có vẻ đang âm thầm phát triển một đồng tiền mã hóa của riêng mình. Trong thời gian tới, Facebook sẽ cho phép người dùng WhatsApp có thể chuyển tiền cho nhau, một cách đơn giản và nhanh chóng.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?