Tổng thống Trump sẵn sàng tiếp tục đóng cửa chính phủ

Tổng thống Mỹ quyết gây sức ép buộc Quốc hội phải nhượng bộ trong việc cấp kinh phí xây dựng bức tường biên giới với Mexico.
Tổng thống Trump sẵn sàng tiếp tục đóng cửa chính phủ

Hai ngày sau đợt đóng cửa chính phủ kỷ lục, Nhà Trắng tiếp tục cảnh báo Tổng thống Trump đã sẵn sàng đóng cửa lần nữa để có ngân sách xây tường biên giới.

Cuộc đối đầu giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và đảng Dân chủ vẫn chưa kết thúc. Đạo luật chi tiêu vừa được ông ký duyệt ngày 25/1 chỉ cấp ngân sách cho các cơ quan chính phủ đến ngày 15/2. 

Quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney ngày 27/1 cho biết tổng thống sẵn sàng đóng cửa chính phủ thêm lần nữa để buộc Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát chi ngân sách xây tường biên giới, theo AP.

"Ông ấy thật lòng không muốn chính phủ phải đóng cửa. Ông ấy thật sự không muốn tuyên bố tình trạng khẩn cấp", Mulvaney nhấn mạnh.

"Tuy nhiên, cuối cùng thì sự cam kết lớn nhất của ông ấy là dành cho việc bảo vệ đất nước và ông ấy sẵn sàng thực hiện điều này dù không có sự ủng hộ của Hạ viện", Mulvaney khẳng định.

Trong khi đó, phe Dân chủ phản đối việc Tổng thống Trump sử dụng tình trạng đóng cửa chính phủ nhằm đàm phán xây tường biên giới. Nghị sĩ Hakeem Jeffries của New York, một thành viên lãnh đạo của đảng Dân chủ tại Hạ viện cho biết, ông và các đồng nghiệp muốn một đạo luật "dựa trên bằng chứng".

"Những đợt đóng cửa chính phủ không phải là chiến thuật đàm phán đúng đắn một khi xảy ra bất đồng chính sách giữa hai nhánh của chính quyền", ông nhấn mạnh.

Chính phủ Mỹ đã có khoảng thời gian đóng cửa lâu kỷ lục, kéo dài suốt 35 ngày, sau khi Hạ viện không duyệt chi ngân sách bao gồm khoản chi phí xây tường biên giới trị giá 5,7 tỷ USD. Dự án này là một trong những lời hứa quan trọng nhất của Tổng thống Trump với nhóm cử tri ủng hộ ông.

Ông Mulvaney không trực tiếp thừa nhận liệu Tổng thống Trump có chấp nhận giảm số tiền ngân sách yêu cầu để xây tường biên giới. Ông chỉ khẳng định nhà lãnh đạo Mỹ đã gặp phía đảng Dân chủ và thông báo dự án xây tường biên giới "không trải dài từ bờ biển này đến bờ biển kia".

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...