Tránh phụ thuộc Mỹ, Trung Quốc quay sang "cầu thân" với Nhật, EU

Để ngăn tình trạng chính sách bảo hộ của Mỹ ngày một tồi tệ hơn, Trung Quốc đang tìm hướng dịch chuyển thương mại về các đối tác lớn khác như Nhật và EU.
Tránh phụ thuộc Mỹ, Trung Quốc quay sang "cầu thân" với Nhật, EU

Trong vòng 1 năm qua, Trung Quốc đã có 3 đợt  giảm thuế lớn để thu hút nhập khẩu từ các đối tác lớn như Nhật và EU.

Vào tháng 7/2018, Trung Quốc đã giảm thuế với 1.449 mặt hàng. Tháng 12/2017, Trung Quốc giảm thuế với nhiều mặt hàng tiêu dùng hàng ngày.

"Mới đây, chính phủ Trung Quốc đã quyết định tiếp tục giảm thuế từ tháng 11/2018 trong nỗ lực giảm thiểu tác động của chiến tranh thương mại lên các doanh nghiệp nội địa, ngoài ra Trung Quốc cũng muốn liên minh với châu Âu và Nhật Bản.

Gói giảm thuế sẽ được áp với khoảng 1.585 mặt hàng. Mức thuế nói chung sẽ giảm xuống mức trung bình 7,5% từ mức 9,8% vào năm ngoái. 

Thuế áp dụng với mặt hàng máy móc nông nghiệp sẽ được giảm xuống mức 8,8% từ mức 12,8%; thuế đối với mặt hàng dệt may và vật liệu xây dựng giảm xuống mức 8,4% từ mức 11,5%, thuế đối với các sản phẩm giấy giảm xuống 5,4% từ mức 6,6% trước đó.

Nỗ lực giảm thuế để ngăn tình trạng chính sách bảo hộ của Mỹ ngày một tồi tệ hơn.

Trong bài phát biểu ở Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 25/9, TT Trump đặc biệt nhắc đến Trung Quốc vì những hành vi "bóc lột thương mại" và đánh cắp tài sản trí tuệ Mỹ, ông Trump nói "chúng tôi sẽ không tiếp tục dung túng cho những bóc lột kiểu vậy".

TT Trump mạnh rằng: "Ông "tôn trọng và quý mến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng nước Mỹ sẽ luôn hành động vì lợi ích quốc gia của mình".

Trước đó vào ngày 24/9, Mỹ  đánh thuế 10% lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, gồm khoảng 6.000 mặt hàng từ hàng tiêu dùng đến thực phẩm.

Bắc Kinh cũng lập tức đáp trả bằng việc đánh thuế 5%-10% đối với 60 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ bao gồm các sản phẩm từ máy bay, máy tính đến hàng may mặc, hóa chất, nông sản. 

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế lên 360 tỷ USD hàng hóa của nhau trong bối cảnh căng thẳng thương mại chưa từng có giữa hai nền kinh tế nhất nhì thế giới.

Ngay sau khi tuyên bố áp thuế 200 tỷ USD, Tổng thống Trump cảnh báo sẽ nâng thuế đánh vào 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ 10% lên 25% vào đầu năm sau và cũng không loại trừ khả năng đánh thuế lên tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (khoảng 500 tỷ USD/năm).

Washington nói rằng, họ buộc phải làm như vậy để đáp trả cạnh tranh thương mại không công bằng của Bắc Kinh lâu nay khiến Mỹ thâm hụt thương mại lớn.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…