Động lực cho thị trường nhà ở tại Mỹ đang có dấu hiệu chững lại

Lãi suất thế chấp có dấu hiệu tăng trở lại khiến thị trường nhà ở tại Mỹ dần hạ nhiệt và khi bước vào mùa xuân bận rộn …
thị trường nhà ở

Tại Mỹ, thị trường nhà ở nhạy cảm với lãi suất cho đến nay đã phải chịu gánh nặng của chính sách tiền tệ thắt chặt hơn. Mặc dù lãi suất thế chấp đã giảm từ mức cao nhất là 7,08% được ghi nhận vào tháng 11/2022, nhưng dữ liệu kinh tế tốt hơn dự kiến trong những tuần gần đây đã thúc đẩy kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ tuân thủ chính sách tăng lãi suất ngắn hạn để hạ nhiệt lạm phát. Điều này có thể khiến chi phí đi vay cao trong thời gian dài hơn. 

Theo công ty cho vay thế chấp Freddie Mac, lãi suất thế chấp đã tăng trong bốn tuần liên tiếp lên 6,65% vào ngày 2/3, cao hơn đáng kể so với chỉ một năm trước, khi lãi suất dao động quanh mức 3,92%, gây ra sự lo lắng trong toàn lĩnh vực bất động sản tại Mỹ. Trong khi đó, đơn xin thế chấp của người mua nhà đã giảm xuống mức thấp nhất trong 28 năm. 

Chi phí đi vay cao hơn gây áp lực mới lên khả năng chi trả của người mua nhà, theo một phân tích của First American Financial Corp. Ví dụ, việc tăng tỷ lệ thế chấp từ 6,4% lên 7,4% sẽ có tác động đến khả năng chi trả tương tự như việc tăng 10% giá nhà.

Theo một câu chuyện được chia sẻ bởi hai người mua nhà trẻ tuổi tại Mỹ, Chase Youngman và Jessica Laury đã chấp nhận lời đề nghị cho một căn hộ hai phòng ngủ ở ngoại ô Atlanta vào tháng Hai. Nhưng vì người thuê trước vẫn chưa hết hạn hợp đồng, nên họ sẽ không hoàn tất giao dịch mua cho đến tháng 6. 

Ông Youngman, 25 tuổi, cho biết: “Nhiều khả năng lãi suất sẽ tiếp tục tăng nhưng chúng tôi vẫn quyết định mua vì các khoản thanh toán trả góp hàng tháng cũng tương tự như giá đi thuê”. Cặp đôi dự định sử dụng một khoản thế chấp có lãi suất có thể điều chỉnh, với lãi suất thấp hơn trong năm năm đầu tiên của khoản vay.

Brianna Morant, một đại lý bất động sản ở Nashville, Tennessee, cho biết: “Những người mua nhà hiện nay thận trọng và chú ý hơn rất nhiều so với những năm trước". Bà Morant đề cập đến khoảng thời gian đại dịch Covid-19 khi  người mua nhà - rủng rỉnh tiền mặt và háo hức có thêm không gian - đổ xô đến các vùng ngoại ô. Vào đợt cao điểm nhất, một số khách hàng thậm chí còn từ bỏ việc kiểm tra, thẩm định nhà hoặc sẵn sàng trả thêm hàng trăm nghìn USD so với giá chào bán.

Tuy nhiên, vào cuối năm 2022, hoạt động bán nhà đã bị trì trệ do lãi suất thế chấp đạt mức cao nhất trong hai thập kỷ vào tháng 10 và tháng 11. Doanh số bán nhà trong khoảng từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023 đã giảm khoảng 36,9%.

Doanh số bán hàng tiếp tục chậm lại vào mùa xuân này có thể ảnh hưởng đến các ngành liên quan đến bất động sản. Nó có thể sẽ ảnh hưởng đến chi tiêu cho các mặt hàng như đồ nội thất và thiết bị gia dụng, đồng thời làm giảm doanh thu cho các đại lý bất động sản, người cho vay thế chấp và các doanh nghiệp liên quan khác.

Theo Hiệp hội Môi giới Quốc gia, mùa xuân thường là thời điểm bận rộn nhất trong năm đối với thị trường nhà đất, với khoảng 40% doanh số bán nhà trong năm thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6. Những tháng này đặc biệt bận rộn vì các gia đình có trẻ em muốn chuyển đến nhà mới trước khi bắt đầu năm học mới. 

Gia đình Mellissa và Bruno Fernandes ở bang North Carolina dự định bán căn nhà của họ và mua một địa điểm mới vào mùa xuân này. Họ muốn chuyển đến một khu phố khác cùng trong thành phố Charlotte trước khi đứa con 4 tuổi của họ bắt đầu đi học mẫu giáo. 

Bà Mellissa dự định rao bán căn nhà cũ với giá khoảng 690.000 USD, cao hơn 60% so với số tiền họ đã trả cho nó vào năm 2015. Hai vợ chồng ông bà Fernandes cũng bắt đầu “săn lùng” nhà mới vào năm ngoái nhưng đã phải hoãn lại vì thiếu lựa chọn và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Elon Musk hứa giúp chính phủ Mỹ tiết kiệm 1,3 nghìn tỷ USD

Tỷ phú Elon Musk, người dẫn đầu nỗ lực cắt giảm chi tiêu liên bang của chính quyền Donald Trump, đã đặt mục tiêu tiết kiệm hơn 1.000 tỷ USD cho chính phủ trong vòng 130 ngày, dù cho kế hoạch này đối mặt với nhiều thách thức pháp lý và phản ứng trái chiều…

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Mỹ giáng thuế 25% đối với ô tô không “Made in USA”

Ngành công nghiệp ô tô Mỹ rúng động trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế 25% đối với tất cả xe hơi và linh kiện ô tô nhập khẩu. Quyết định này có thể làm gia tăng căng thẳng thương mại và tác động tiêu cực đến các nhà sản xuất ô tô toàn cầu…

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…