Trung Quốc: Covid-19 bùng phát nghiêm trọng, dân “hoảng loạn” mua sắm

Làn sóng các ca nhiễm Covid-19 cao chưa từng có ở Trung Quốc đã gây ra sự hoảng loạn mua sắm, dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hoá ở khắp mọi nơi.
Trung Quốc: Covid-19 bùng phát nghiêm trọng, dân “hoảng loạn” mua sắm

Các nhà chức trách Trung Quốc đã ghi nhận 2.249 trường hợp Covid-19 có triệu chứng trong ngày 14/12; với 20% trong số đó được phát hiện ở thủ đô Bắc Kinh. Báo cáo của CNN cho thấy số trường hợp ở thủ đô của Trung Quốc có thể cao hơn nhiều so với mức được ghi nhận. 

Đường phố vắng vẻ khi người dân tự giãn cách tại nhà là thực trạng bình thường mới ở Bắc Kinh – nhưng không phải vì lockdown, mà là bởi người dân lo sợ trước  tình hình Covid-19 bùng phát nghiêm trọng – lần đầu tiên đối với thủ đô Trung Quốc, diễn ra một tuần sau khi các nhà lãnh đạo nới lỏng chính sách zero Covid. 

tình hình Covid-19
Các khu vực mua sắm sầm uất của Bắc Kinh nay trở nên vô cùng vắng vẻ. 

Nhu cầu về thuốc hạ sốt và cảm lạnh, chẳng hạn như Tylenol và Advil, đang gia tăng trên toàn quốc khi mọi người đổ xô tích trữ thuốc vì lo ngại nhiễm bệnh. 

Bên cạnh đó, đào vàng đóng hộp, được coi là món ngon đặc biệt bổ dưỡng ở nhiều vùng của Trung Quốc, đang được “săn lùng ráo riết”. Sản phẩm hiện đã cháy hàng trên nhiều shop online.

Sự “nổi tiếng” đột ngột của nó đã khiến Dalian Leasun Food, một trong những nhà sản xuất thực phẩm đóng hộp lớn nhất của đất nước, phải làm rõ trong một bài đăng trên Weibo rằng đào vàng đóng hộp không có bất kỳ tác dụng chữa bệnh nào. “Đào vàng đóng hộp ≠ thuốc!” công ty cho biết trong bài đăng. “ Hiện vẫn có đủ nguồn cung, vì vậy không cần phải hoảng sợ. Không việc gì phải vội vàng tích trữ.”

Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng đang cố gắng làm rõ sự việc. Họ đã xuất bản một bài đăng dài trên Weibo kêu gọi công chúng không tích trữ đào, nhấn mạnh rằng “nó hoàn toàn vô dụng trong việc giảm bớt các triệu chứng của bệnh tật”.

Covid-19 bùng phát
Đào vàng đóng hộp bỗng trở thành mặt hàng "hot" trên khắp Trung Quốc.

Các nhà chức trách cũng kêu gọi công chúng không tích trữ vật tư y tế cũng như không gọi cho các dịch vụ khẩn cấp nếu không có triệu chứng của bệnh. Vào đầu tuần nay, chính quyền thành phố Bắc Kinh đã cảnh báo rằng họ đang phải đối mặt với “áp lực lớn” để đáp ứng nhu cầu về thuốc và dịch vụ y tế vì tình trạng mua sắm hoàng loạn và lượng bệnh nhân đến khám ngày càng đông.

Cổ phiếu y tế "được dịp"

Nhu cầu gia tăng kèm theo đó là sự thiếu hụt nguồn cung đã thúc đẩy các nhà đầu tư đặt cược vào các nhà sản xuất thuốc.

Cổ phiếu của Xinhua Pharmaceutical được niêm yết tại Hồng Kông, nhà sản xuất ibuprofen lớn nhất Trung Quốc, đã tăng 60% trong năm ngày qua. Cho đến nay, cổ phiếu đã tăng 147% trong hai tuần đầu tiên của tháng này.

Các dây chuyền sản xuất của công ty chúng tôi đang hoạt động hết công suất và chúng tôi đang làm thêm giờ để sản xuất các loại thuốc cấp thiết, chẳng hạn như viên nén ibuprofen,” Xinhua Pharmaceutical cho biết. 

Tình trạng thiếu thuốc đã lan từ Trung Quốc đại lục sang Hồng Kông. Vào 11/12, giám đốc y tế của thành phố đã yêu cầu công chúng “đừng hành động thái quá”, không hoảng loạn mua thuốc cảm nếu không cần thiết. Tại một số hiệu thuốc ở Hồng Kông, các loại thuốc hạ sốt như Panadol đã bán hết sạch. Hầu hết những người mua đã gửi thuốc cho gia đình và bạn bè của họ ở đại lục, đại diện bán hàng nói với CNN.

Cổ phiếu của Tập đoàn Dược phẩm Quý Châu Bailing niêm yết tại Thâm Quyến, được biết đến với việc sản xuất xi-rô ho, đã tăng 21% trong tuần này và tăng 51% từ đầu tháng đến nay. Yiling Pharmaceutical, nhà sản xuất duy nhất của Lianhua Qingwen, một loại thuốc truyền thống của Trung Quốc được chính phủ khuyên dùng để điều trị Covid-19, cũng đã tăng hơn 30% trong tháng qua.

Ngay cả những nhà cung cấp dịch vụ tang lễ và khu chôn cất cũng nhận được một sự thúc đẩy lớn. Cổ phiếu của Fu Shou Yuan International, công ty dịch vụ mai táng lớn nhất Trung Quốc, được giao dịch tại Hồng Kông, đã tăng hơn 50% kể từ tháng trước.

Các nhà phân tích từ Citi Group cho biết trong một báo cáo nghiên cứu gần đây rằng “có một nhu cầu lớn đối với nhu cầu đối với đất mai táng vào năm 2023”, đồng thời cho biết thêm rằng họ nhận thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với lĩnh vực này ngày càng tăng. Họ viện dẫn sự tồn tại của hàng trăm nghìn bộ hài cốt hỏa táng đang được cất giữ tạm thời trong các cơ sở của chính phủ để chờ chôn cất, bởi việc phong tỏa trên khắp đất nước trong thời gian qua đã khiến các dịch vụ tang lễ bị tạm dừng.

Có thể bạn quan tâm