Trung Quốc đóng thành công tàu đổ bộ đệm khí Zubr "nhái" thiết kế của Liên Xô

Trên mạng xã hội xuất hiện tàu đổ bộ đệm khí lớp (Zubr) Bison đầu tiên (dự án 12322 của Liên Xô) được đóng tại Trung Quốc theo hồ sơ thiết kế mà Bắc Kinh mua được từ Ukraina.

Tàu đổ bộ đệm khí nổi tiếng này có số thân tàu 3327, được đóng tại xưởng đóng tàu của Công ty tàu biển Huangpu Quảng Châu. Theo thông tin trên mạng xã hội, 80% các bộ phận và chi tiết của tàu đổ bộ là do Trung Quốc sản xuất.

Khởi điểm ban đầu, Trung Quốc ký hợp đồng hợp tác đóng 4 tàu đổ bộ đệm khí Zubr với Ukraine (dự án mang tên là "Bison"). Theo hợp đồng đã ký, các bên lên kế hoạch đóng hai chiếc ở Crimea, hai chiếc nữa ở Trung Quốc trên cơ sở tài liệu  thiết kế do Ukraine cung cấp. Hợp đồng sẽ được thực hiện tại xưởng đóng tàu "More" ở Feodosia.

Video cho thấy, mặc dù đã có 4 chiếc Zubr, Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng cường lực lượng tàu đổ bộ tốc độ cao, song song cùng với việc phát triển tàu sân bay và các tàu khu trục hạng nặng khác.

Tàu đổ bộ "Zubr" bắt đầu sản xuất tại Liên Xô vào cuối những năm 1980. Sử dụng đệm khí, tàu có thể đạt tốc độ trên biển đến 110 km/h. Tàu có thể mang tải trọng đến 150 tấn, gồm 3 xe tăng hoặc 10 xe thiết giáp bọc thép và 140 binh sĩ, hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh BMP hay 8 xe tăng PT-76. Nếu như chỉ chuyên chở lực lượng Hải quân đánh bộ, số lượng binh sĩ đến 500 người.

Tàu được trang bị hai bệ phóng tên lửa chống tàu Grad-M. Hai tổ hợp pháo tự động phòng không tầm gần AK-630 30 mm, cho phép có thể tiến hành các hoạt động tấn công các mục tiêu mặt nước và chống các tên lửa hành trình cận âm. Trung Quốc có thể sẽ thay thế bằng các hệ thống tên lửa chống tàu do quốc gia này sản xuất.

Tàu đổ bộ đệm khí Bison (Zubr) do Trung Quốc sản xuất

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...