Trung Quốc đưa 12 máy bay chiến đấu vào khu nhận dạng phòng không Đài Loan

Ngày 23/1, 12 máy bay chiến đấu Trung Quốc tiến vào góc phía tây nam vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Đài Loan. Bộ Quốc phòng đảo đã triển khai tên lửa để "theo dõi giám sát" phi đội này.

Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết, 8 máy bay ném bom và 4 máy bay chiến đấu của Trung Quốc tiến vào góc tây nam vùng nhận dạng phòng không ADIZ và lực lượng không quân Đài Loan đã triển khai tên lửa để “giám sát” cuộc xâm nhập.

Bắc Kinh khẳng định Đài Loan là lãnh thổ của đại lục, thực hiện các chuyến bay gần như hàng ngày  trên vùng biển giữa phần phía nam của Đài Loan và quần đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát trên Biển Đông. Nhưng thường chỉ là một hoặc hai máy bay trinh sát.

Sự hiện diện của một phi đội hỗn hợp các máy bay chiến đấu Trung Quốc, bao gồm 8 máy bay ném bom H-6K có khả năng mang vũ khí hạt nhân và 4 máy bay chiến đấu J-16 - là điều bất thường.

Một bản đồ do Bộ Quốc phòng Đài Loan cung cấp cho thấy máy bay PLA, bao gồm cả máy bay chống tàu ngầm Y-8, bay trên cùng vùng biển gần quần đảo Pratas, mặc dù vẫn cách xa hòn đảo này.

Bản đồ vùng nhận dạng phòng không Đài Loan và các hướng bay của máy bay Trung Quốc

Trong một tuyên bố, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết: “Máy bay chiến đấu được xuất kích với nhiệm vụ cảnh báo trên không, phát đi cảnh báo vô tuyến trên hệ thống thông tin liên lạc quốc tế và các hệ thống tên lửa phòng không được triển khai để giám sát hoạt động”.

Không có bình luận ngay lập tức từ Bắc Kinh.  Trung Quốc thường tuyên bố tiến hành các cuộc diễn tập để bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước, bao gồm cả Đài Loan.

Chuyến bay này có thể được tiến hành nhằm đưa ra một cảnh báo cứng rắn với chính quyền ông Joe Biden và Đài Bắc do Washington có khả năng tiếp tục chống lại Trung Quốc theo hướng này.

Emily Horne, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng cho biết cam kết của Mỹ đối với Đài Loan vẫn "vững chắc" sau khi đại sứ Đài Loan tại Washington, Hsiao Bi-khim tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Joe Biden.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...