Trung Quốc khoe tên lửa "sát thủ tàu sân bay" thử nghiệm tấn công thành công tàu mục tiêu trên Biển Đông

Theo một chuyên gia quân sự Trung Quốc, tháng 8, PLA đã phóng thành công 2 tên lửa "sát thủ tàu sân bay" vượt hàng nghìn km và đánh trúng mục tiêu giả định, là một con tàu đã thanh lý đang di chuyển trên Biển Đông.

Đây là lần đầu tiên phía Trung Quốc tiết lộ thông tin chi tiết về vụ phóng tên lửa, lần đầu tiên được tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng đăng tin vào tháng 8, tin tức này cũng được quân đội Mỹ xác nhận.

Sau khi phóng, truyền thông Trung Quốc đăng tin, tên lửa rơi vào Biển Đông, nhưng gần đây Wang Xiangsui, cựu đại tá đã giải ngũ, hiện đang là giáo sư tại Đại học Beihang ở Bắc Kinh, cho biết tên lửa bắn trúng một con tàu mục tiêu theo dự kiến.

Một trong những tên lửa này - DF-26B - được phóng từ phía tây bắc tỉnh Thanh Hải, tên lửa thứ hai - DF-21D - phóng từ tỉnh Chiết Giang phía đông Trung Quốc.

Vụ phóng diễn ra một ngày sau khi Bắc Kinh cáo buộc máy bay do thám U-2 của Mỹ đi vào vùng cấm bay mà không được phép trong cuộc diễn tập bắn đạn thật của hải quân Trung Quốc ở Biển Bột Hải phía bắc quốc gia này. Hải quân Mỹ trước đó đã điều hai nhóm tàu sân bay tấn công vào Biển Đông.

“Vài ngày sau (sau cuộc diễn tập của hàng không mẫu hạm), PLAN phóng DF-21 và DF-26, hai tên lửa bắn trúng một tàu mục tiêu, đang cơ động về phía nam quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, cựu sĩ quan Wang nói tại một cuộc họp kín ở Chiết Giang vào tháng 10. Chi tiết bài nói chuyện của ông được công bố lần đầu tiên vào ngày 11/11.

Tên lửa đạn đạo chống tàu DF-26B của Trung Quốc

Wang nói “Ngay sau đó, một tùy viên quân sự Mỹ tại Geneva đã phàn nàn rằng, sự cố sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề nếu tên lửa bắn trúng một tàu sân bay Mỹ. Lầu Năm Góc xem đây là sự phô trương sức mạnh. Nhưng chúng ta đang làm điều này vì sự khiêu khích của Mỹ”.

Phát biểu của cựu đại tá diễn ra trong diễn đàn Moganshan, kéo dài 4 ngày nhằm thảo luận về các vấn đề trong nước và quốc tế cũng như kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc. Sự kiện được Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia tổ chức với sự tham dự của 80 nhà kinh tế, cựu quan chức chính phủ và doanh nhân.

Wang nói: “Đây là một lời cảnh báo đối với Mỹ, yêu cầu nước này không được thực hiện bất kỳ rủi ro quân sự nào. Những hành động như vậy là những mấu chốt của cuộc đối đầu Trung - Mỹ”. Vụ phóng tên lửa diễn ra vào thời điểm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington trong cuộc chiến thương mại và đối đầu trên biển Đông.

Ngày 4/7, Hải quân Mỹ cho biết đã triển khai hai nhóm tàu sân bay tấn công, do USS Nimitz và USS Ronald Reagan dẫn đầu, tiến hành các cuộc diễn tập phòng không chiến thuật ở vùng biển tranh chấp "nhằm thúc đẩy vùng nước Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".

Bắc Kinh phản ứng quyết liệt cuộc diễn tập này, gọi đây là hành động khiêu khích, Washington cáo buộc những vụ phóng tên lửa của Trung Quốc là liều lĩnh và gây mất ổn định.

Song Zhongping, một cựu huấn luyện viên của Quân đoàn Pháo binh – tên lửa số 2 PLA cho biết, cuộc thử nghiệm này là bằng chứng cho thấy Trung Quốc có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa vào các chiến hạm mặt nước cỡ vừa đến lớn.

Ông nói: “Để đánh trúng một vật thể đang chuyển động không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, đặc biệt là đối với tên lửa đạn đạo, thường tiêu diệt mục tiêu đứng yên. Thử nghiệm thành công cho thấy tên lửa đạn đạo Trung Quốc là một biện pháp răn đe hữu hiệu đối với tàu chiến Mỹ".

Michael Raska, trợ lý giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, cho biết Trung Quốc đang phát triển các hệ thống tác chiến tiên tiến có khả năng phủ bác ưu thế quân sự truyền thống của Mỹ. Ông nói: “Vấn đề quan trọng đối với Mỹ là bằng mọi cách duy trì khả năng răn đe lâu dài, đặc biệt là ở các khu vực tranh chấp, đồng thời giảm thiểu rủi ro xung đột”.

Theo một báo cáo, được Bộ quốc phòng Mỹ công bố vào tháng 9, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong lĩnh vực phát triển tên lửa và đóng tàu và dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi kho dự trữ đầu đạn hạt nhân trong thập kỷ tới.

PLA hiện có hơn 1.250 tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất với phạm vi tấn công đến 5.500km (3.400 dặm). Báo cáo nhấn mạnh, hiện nay quân đội Mỹ có chỉ có một loại tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường phóng từ mặt đất, có tầm bắn từ 70 km đến 300 km.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...