Trung Quốc phát triển J-31 thành máy bay hải quân cho tàu sân bay mới

ập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc cho biết bắt đầu thử nghiệm một máy bay phản lực thế hệ mới vào năm 2021. Các nhà bình luận cho rằng, công ty này đang phát triển phiên bản hải quân của FC-31.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Shenyang FC-31, còn được gọi là J-31 hoặc J-35, biệt danh Gyrfalcon (được cho là có nhiều điểm tương đồng và là đối thủ cạnh tranh với F-35 của Mỹ) không được không quân Trung Quốc tiếp nhận vào biên chế, cũng không có được khách hàng nước ngoài.

Chính vì vậy, các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc đã điều chỉnh cấu trúc thiết kế  J-31 để cung cấp cho các thế hệ tàu sân bay mới của quốc gia này.

Trên các phương tiện truyền thông xã hội, thông tin từ Cơ sở Hàng không Trung Quốc (CAE), chi nhánh nghiên cứu và phát triển thuộc Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc, cho biết kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu mới của họ vẫn đang phát triển bất chấp tác động của đại dịch Covid-19.

Theo các nhà phân tích quân sự, loại máy bay mới này có lẽ là phiên bản hải quân của FC-31, máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai được sản xuất trong nước của Trung Quốc, được thiết kế để phù hợp và có thông số kỹ thuật tương tự với F-35 của Mỹ .

Trong báo cáo, CAE cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Viện 601 (hay còn gọi là Tập đoàn máy bay Thẩm Dương) - nhà sản xuất FC-31 và máy bay tiêm kích đa năng hải quân J-15, máy bay chiến đấu hiện đang được hải quân Trung Quốc sử dụng.

FC-31 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2012 và được giới thiệu tại một số triển lãm hàng không, nhưng không nhận được đơn đặt hàng từ nước ngoài.

Nguyên mẫu FC-31 đã có sửa đổi lớn, các nhà phân tích quốc phòng cho biết, tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc và Tập đoàn máy bay Thẩm Dương có thể điều chỉnh cấu trúc thiết kế để sử dụng trên các tàu sân bay tương lai của quốc gia này.

Nhà phân tích quân sự Shi Lao tại Thượng Hải cho rằng, nhà phát triển FC-31 đang đặt mục đích phát triển nguyên mẫu trở thành phiên bản hải quân, trang bị cho các tàu sân bay mới của Trung Quốc với sàn phẳng sử dụng máy phóng điện từ.

Theo Shi Lao, FC-31 có trọng lượng cất cánh tối đa 25 tấn - nhẹ hơn J-20 có trọng lượng tối đa 37 tấn, và cũng ngắn hơn J-20 khoảng 3 mét. Những lợi thế này sẽ khiến J-31 có thể điều chỉnh để trang bị cho tàu sân bay dễ dàng hơn. Nhưng khác với J-20, FC-31 chưa chứng minh được năng lực bay và tác chiến trong điều kiện thực tế.

Ông Shi cho biết, không quân Trung Quốc ủng hộ máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20, máy bay được ưu tiên đầu tư ở cấp độ cao nhất.

Nhưng những sửa đổi gần đây trên nguyên mẫu FC-31 cho thấy, có thể Hải quân PLA cũng ủng hộ phương án này để có được các tiêm kích tàng hình của lực lượng. Nhưng ngay cả khi có được sự ủng hộ của Lực lượng Hải quân, máy bay Trung Quốc vẫn phải đối mặt với một khó khăn rất lớn, đó là động cơ.

Các nguyên mẫu FC-31 hiện đang sử dụng động cơ WS-13 - phiên bản động cơ do Trung Quốc sản xuất dựa trên thiết kế của Liên Xô những năm 1970. Tuy nhiên, động cơ này khiến hạn chế nhiều khả năng cơ động và đặc trưng tàng hình.

Trong tình huống có thể được chấp nhận đưa vào lực lượng Hải quân, J-31 sẽ cần động cơ hiện đại hơn và thời gian để chế tạo thành công động cơ mới có thể sẽ đòi hỏi nhiều năm.

Máy bay tiêm kích thế hệ năm FC-31 của Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...