Trung Quốc phát triển tàu ngầm thế hệ mới, nghi là ngư lôi khổng lồ tấn công tàu sân bay

Trung Quốc là quốc gia có khả năng chế tạo tàu ngầm mà không bị lộ thông tin. Nếu là Mỹ, thế giới sẽ biết về kích thước và đặc điểm chung của tàu ngầm từ trước hạ thủy.

Năm 2018, truyền thông mạng xã hội cho biết, Trung Quốc đang chế tạo một loại tàu ngầm mới, và đó là tất cả những gì được biết về dự án này. Chỉ đến lúc này, một phần chi tiết của dự án mới xuất hiện – một vài bức ảnh chụp chiếc tàu ngầm bên ngoài xưởng đóng tàu và căn cứ vào đó mới có thể đánh giá kích thước thật của nó - tạp chí Forbes cho biết.

Tàu ngầm có chiều dài khoảng 50 mét và đường kính 5 mét. Kích thước này nhỏ hơn so với tàu ngầm thông thường, nhưng lớn hơn tàu ngầm mini. Nhưng khác biệt chính của con tàu là không có boong thượng, nơi các sĩ quan đứng quan sát khi tàu nổi trên mặt nước.

 

Tàu ngầm không boong thượng, được chế tạo bí mật tại Trung Quốc. Ảnh Fober

Thay vào vị trí đó là một khối nhỏ chưa rõ mục đích. Các chuyên gia độc lập về tầu ngầm tranh cãi mãnh liệt về việc Trung Quốc chế tạo một chiếc tàu ngầm không có boong tàu. Theo một trong số các nhà bình luận, đây là tàu ngầm không người lái, do đó không cần boong thượng. Trong trường hợp này, Trung Quốc đã chế tạo ra tàu ngầm không người lái lớn nhất và ấn tượng nhất.

Từ kích thước và ngoại hình, hầu hết các nhà phân tích nước ngoài tin rằng tàu ngầm "không boong thượng" này không phải là tàu ngầm hạt nhân, mà sử dụng năng lượng thông thường. 

Trung Quốc đã làm chủ công nghệ trạm nguồn động cơ không phụ thuộc không khí (AIP), vì vậy tàu ngầm này có khả năng được trang bị loại động cơ tiên tiến này.

Một số nhà phân tích cho rằng, đây là "tàu ngầm hoàn toàn chạy bằng điện", không được trang bị động cơ diesel, mà là một hệ thống pin lithium.

Các chuyên gia nhận định rằng tàu ngầm không có ống thoát khí thải, điều bắt buộc của đông cơ diesel - điện. Hơn nữa, Trung Quốc là nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới và là một trong những quốc gia tiên tiến nhất về công nghệ pin lithium, ứng dụng cho các phương tiện cơ động bằng điện. Do đó, Trung Quốc không gặp khó trong phát triển một "tàu ngầm hoàn toàn chạy điện".

Điểm đặc biệt nữa là tàu ngầm này được thiết kế nhưng không có cửa phóng ngư lôi, do đó các nhà khoa học cho rằng, tàu ngầm được sử dụng như một phòng thí nghiệm nổi của các công nghệ dưới nước.

Nhưng cũng có thể, tàu ngầm chính là một quả ngư lôi khổng lồ nặng gần 1000 tấn, có khả năng đánh chìm tàu sân bay lớn nhất. Hiện nay tàu ngầm đang được thử nghiệm cấp nhà máy và không có thông tin về thời gian bàn giao cho Hải quân.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…