Trung Quốc: PMI sản xuất giảm tháng thứ 4 liên tiếp, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục thu hẹp ở tháng thứ tư liên tiếp vào tháng 7 khi động cơ kinh tế lớn nhất của đất nước tỷ dân tiếp tục phải vật lộn với nhu cầu yếu và chi tiêu cá nhân tụt hậu…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Chỉ số PMI trong hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục nằm dưới mức 50 điểm
Chỉ số PMI trong hoạt động sản xuất của Trung Quốc tiếp tục nằm dưới mức 50 điểm

Theo dữ liệu mới được công bố, chỉ số quản lý thu mua sản xuất chính thức (PMI) của Trung Quốc đạt 49,3 điểm vào tháng 7, so với mức 49,0 vào tháng 6 và 48,8 vào tháng 5 và 49,2 vào tháng 4.

Chỉ số dưới 50 điểm cho thấy sự thu hẹp, với hoạt động sản xuất - vốn là một trong những động lực kinh tế lớn nhất của đất nước - hiện đã giảm trong tháng thứ tư liên tiếp.

Lĩnh vực này đang phải vật lộn với tình hình suy giảm nghiêm trọng ở nhu cầu quốc tế do điều kiện kinh tế toàn cầu yếu kém, trong khi nhu cầu trong nước cũng cạn kiệt khi chi tiêu và bán lẻ chậm lại.

Ngoài ra, cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài của Trung Quốc cũng đã có ảnh hưởng tới nhu cầu đối với hàng hóa sản xuất, từ đó gây áp lực lên nền kinh tế nói chung. Điều này được phản ánh trong PMI phi sản xuất, đã giảm xuống 51,5 điểm trong tháng 7 từ mức 53,2 của tháng trước, trong khi PMI tổng hợp giảm xuống còn 51,1 điểm.

Các chỉ số phụ về việc làm cho cả lĩnh vực sản xuất và phi sản xuất đều giảm trong tháng 7 trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên liên tiếp đạt mức cao kỷ lục ở Trung Quốc. Theo NBS, tại ngành dịch vụ - lĩnh vực chính sử dụng lao động trẻ - chỉ số phụ đã giảm 1,3 điểm phần trăm so với tháng trước.

Chỉ số PMI yếu cho tháng 7 được đưa ra sau khi dữ liệu hồi đầu tháng cho thấy tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại đáng kể trong Quý 2. Các quan chức nước này chỉ ra rằng sự phục hồi kinh tế “khúc khuỷu” hiện nay chủ yếu là do nhu cầu trong nước không đủ, khó khăn ở hoạt động của một số doanh nghiệp, nhiều rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn trong các lĩnh vực then chốt và tình hình phức tạp từ môi trường bên ngoài. Nhưng những diễn biến có phần ảm đạm này đã đẩy kỳ vọng về các biện pháp kích thích nhiều hơn từ chính phủ.

Chứng khoán Trung Quốc tăng điểm vào sáng 31/7, trong khi đồng nhân dân tệ cũng mạnh lên, cho thấy ít phản ứng trước dữ liệu PMI mới.

Có thể bạn quan tâm