Twitter bán đấu giá đồ gia dụng để có tiền… trả mặt bằng trụ sở

Đơn vị đấu giá Heritage Global Partners đang thay mặt cho Twitter để tiến hành chương trình đấu giá này.
Twitter bán đấu giá đồ gia dụng để có tiền… trả mặt bằng trụ sở

Trong một động thái bất ngời mới đây, Twitter bán đấu giá máy pha cà phê espresso, tủ lạnh đồ uống, máy tính và thậm chí cả bảng hiệu logo vì công ty hiện được cho là đã chậm thanh toán tiền thuê văn phòng.

Những người mua quan tâm có thể xem qua nhiều loại hàng hóa mà Twitter muốn bán thông qua trang web của Heritage Global Partners, nơi đang tiến hành đấu giá. Trong đó có rất nhiều đồ gia dụng như lò vi sóng, tủ lạnh và lò nướng bánh pizza. Một số thiết bị văn phòng phẩm bao gồm tivi, bàn làm việc và thiết bị hội nghị.

Twitter bán đấu giá

Công ty thậm chí còn bán một bảng hiệu đèn neon nổi bật logo con chim xanh của Twitter. Tính đến chiều 16/1, đã có một cá nhân giấu tên trả giá thầu 17.500 USD cho chiếc bảng hiệu này.

Các thiết bị trong chương trình đấu giá đều đến từ trụ sở của công ty ở San Francisco (Mỹ) và dường như là một dấu hiệu khác cho thấy chủ sở hữu mới Elon Musk đang tìm cách cắt giảm chi phí trong bối cảnh công ty gặp nhiều khó khăn tài chính khi vô số khách hàng đã tạm dừng các chiến dịch quảng cáo của họ trên Twitter.

Nhiều nhóm dân quyền đã kêu gọi các doanh nghiệp ngừng quảng cáo trên Twitter vì các cáo buộc rằng công ty đã không ngăn chặn được sự lan truyền của ngôn từ kích động thù địch và nội dung xúc phạm trên nền tảng của mình.

Trên chương trình podcast All-in Podcast, bản thân Elon Musk đã ám chỉ đến tình trạng khó khăn tài chính nghiêm trọng của công ty, mặc dù nói rằng công ty “không còn ở trên con đường dẫn đến phá sản". 

Tuy nhiên, vào tháng 12/2022, tờ New York Times đã đưa tin rằng Twitter đã ngừng trả tiền thuê không gian văn phòng của công ty.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...