Tỷ giá Euro xuống đáy thấp nhất trong 20 năm so với USD

Sau của Nga về việc dừng cung cấp khí đốt cho Đức qua Nord Stream 1, đồng Euro hiện đổi không đầy 0,99 USD.
Tỷ giá Euro xuống đáy thấp nhất trong 20 năm so với USD

Euro giảm sau thông báo hôm 2/9 của đại gia khí đốt Nga Gazprom, rằng đường ống Nord Stream 1 sẽ đóng vô thời hạn.

Họ giải thích rằng đã phát hiện tuabin chính tại trạm nén Portovaya bị rò rỉ dầu trong quá trình kiểm tra chung với đơn vị bảo dưỡng Siemens Energy. Đường ống vì thế sẽ bị đóng đến khi sửa chữa xong.

Chiều nay, giá euro giảm 0,7% so với USD, xuống một euro đổi được 0,9884 USD. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 12/2002.

Nord Stream 1, là đường ống cung cấp chính khí đốt từ Nga sang Đức, chạy qua biển Baltic. Sau khi phương Tây áp lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga, nước này đã giảm hoặc dừng cung cấp khí đốt cho nhiều nước châu Âu. Điện Kremlin giải thích việc nguồn cung qua đường ống Nord Stream 1 giảm là do các lệnh trừng phạt của châu Âu, khiến họ không nhận lại được một turbine của Siemens được gửi qua Canada sửa chữa từ trước đó.

Nguồn cung khí đốt giảm khiến giá nhiên liệu tăng vọt và euro yếu đi. Đầu tháng 2, mỗi euro còn tương đương 1,13 USD. Nhưng kể từ đó, giá euro liên tục giảm so với USD, do biến động kinh tế tại châu Âu và những bất ổn do xung đột Nga – Ukraine gây ra. 

Đà giảm tăng tốc vào đầu tháng 7 do lo ngại Nga – nguồn cung cấp năng lượng chính cho châu Âu – sẽ cắt hoàn toàn khí đốt đến khu vực này để trả đũa các lệnh trừng phạt của phương Tây. Từ giữa tháng 7, giá euro ổn định quanh 1,01 – 1,02 USD.

Xem thêm

Đồng Euro tăng giá, ai được lợi?

Đồng Euro tăng giá, ai được lợi?

Đồng euro liên tục tăng giá trong cả năm 2017 và tăng rất mạnh suốt 3 tuần đầu năm 2018. Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng “lộc” tỷ giá này, dù quy mô xuất khẩu của Việt Nam san

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...