Tỷ phú Richard Branson chính thức hoàn thành sứ mệnh bay vào không gian

Tỷ phú người Anh Richard Branson, sau gần 17 năm phát triển Virgin Galactic, đã đạt được ước mơ của mình và đến được không gian vào 11/7.
Tỷ phú Richard Branson chính thức hoàn thành sứ mệnh bay vào không gian

Phát biểu từ cabin của tàu vũ trụ, tỷ phú Branson gọi chuyến bay là “trải nghiệm trọn vẹn của một đời người”.

Sau khi hạ cánh, tỷ phú người Anh cho biết: “Tôi đã mơ về khoảnh khắc này từ khi còn là một đứa trẻ, và thành thật mà nói, không có gì có thể sánh bằng tầm nhìn về Trái đất từ bên ngoài không gian.”

Tàu vũ trụ VSS Unity đã phóng lên bầu trời New Mexico vào 11/7, với hai phi công cùng nhà sáng lập Richard Branson và ba nhân viên của Virgin Galactic. VSS Unity - sau khi được phóng lên độ cao hơn 40.000 feet (12.19 km) - đã bắn động cơ tên lửa và tăng tốc lên gấp ba lần tốc độ âm thanh. 

Tỷ phú Richard Branson chính thức hoàn thành sứ mệnh bay vào không gian ảnh 1

VSS Unity sau đó thực hiện một động tác quay ngược chậm trong không trọng lực. Con tàu đạt độ cao 86.1 km cách trái đất. Sau đó, con tàu quay trở lại bầu khí quyển và hạ cánh trở lại đường băng của Spaceport America, nơi nó đã cất cánh trước đó.

Cùng với tỷ phú Branson trong chuyến đi gồm có phi công Dave Mackay và Michael Masucci, huấn luyện viên trưởng, phi hành gia Beth Moses, kỹ sư hoạt động chính Colin Bennett và Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề luật pháp Sirisha Bandla. Cả phi công Mackay và Masucci trước đây đều đã bay vào vũ trụ, cũng như phi hành gia Moses. 

VSS Unity được thiết kế để chứa tối đa sáu hành khách cùng với hai phi công. Công ty hiện có khoảng 600 đơn đăng ký đặt chỗ trên các chuyến bay vào vũ trụ trong tương lai, được bán với mức giá từ 200.000 đến 250.000 USD/vé. 

“Chúng tôi ở đây để đưa không gian vũ trụ trở nên dễ tiếp cận hơn tới tất cả mọi người,” tỷ phú Branson nói sau chuyến bay. “Tuyên bố sứ mệnh của tôi là biến giấc mơ du hành vũ trụ thành hiện thực cho các cháu của tôi, cho nhiều người ngày nay, cho tất cả mọi người trong tương lai.”

CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...