Úc có thể mất tới 700 triệu USD/tuần vì giãn cách xã hội tại tiểu bang Victoria

Nước Úc có thể chịu thiệt hại lên đến 1 tỷ AUD (~700 triệu USD) mỗi tuần vì các hạn chế xã hội nhằm ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19.
Úc có thể mất tới 700 triệu USD/tuần vì giãn cách xã hội tại tiểu bang Victoria

Các biện pháp đóng cửa, giãn cách xã hội mới tại tiểu bang Victoria (Úc) sẽ được bắt đầu trở lại từ hôm nay và sẽ kéo dài trong ít nhất là 6 tuần. Các quán cà phê, quán bar, nhà hàng, tiệm làm đẹp, phòng gym, doanh nghiệp… đều được đóng cửa. Bên cạnh đó, 4,9 triệu cư dân tại đây cũng sẽ phải ở nhà tuyệt đối, trừ những hoạt động thiết yếu như mua sắm thực phẩm cần thiết hay tới bệnh viện. 

Tiểu bang Victoria cũng sẽ đóng cửa biên giới với New South Wales kể từ đêm qua, cắt đắt sự di chuyển giữa hai tiểu bang đông dân và có ý nghĩa kinh tế nhất đất nước. 

“Những thiệt hại có thể lên đến 1 tỷ AUD mỗi tuần, và con số có ảnh hưởng nặng nề nhất đến các doanh nghiệp,” Bộ trưởng Ngân khố Úc Josh Frydenberg cho biết. Ông cũng nói thêm ước tính này dựa trên cơ sở bang Victoria chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế quốc gia. 

Những hạn chế xã hội mới được đưa ra sau sự tái gia tăng đột biến các trường hợp nhiễm Covid-19 tại Melbourne đã làm dấy lên lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ 2 nguy hiểm hơn. 

Các nhà chức tránh chính phủ đã ngay lập tức thiết lập một hệ thống cấp giấy phép đi lại cho những người cần phải đi lại giữa hai biên giới, đồng thời chỉ định hàng trăm sĩ quan cảnh sát và quân đội triển khai theo dõi việc đóng cửa. Bất kỳ ai vượt biên giới mà không có giấy phéo sẽ phải đối mặt với mức tiền phạt 11 nghìn AUD và 6 tháng tù giam. 

Tuy nhiên, website đăng ký giấy phép đã bị sập một cách nhanh chóng ngay sau khi vừa ra mắt vào tối thứ Ba (7/7) với ít nhất 44.000 người nộp đơn. 

Hiện Úc có tổng cộng 8.800 ca nhiễm Covid-19 và 106 trường hợp tử vong. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...