Úc và Trung Quốc "sửa chữa" mối quan hệ song phương sau cáo buộc về tấn công công nghệ

Đại diện Úc và Trung Quốc cho biết họ sẽ hợp tác để “sửa chữa” mối quan hệ song phương sau xích mích trong thời gian qua.
Úc và Trung Quốc "sửa chữa" mối quan hệ song phương sau cáo buộc về tấn công công nghệ

Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có buổi gặp gỡ vào Chủ Nhật (3/11) tại Thái Lan trong trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Đông Nam Á. Cả hai đã có những hứa hẹn về việc cố gắng cải thiện mối quan hệ trị giá 124 tỷ USD trong thương mại hai chiều.

Thủ tướng Scott Morrison nói với Thủ tướng Lý Khắc Cường: “Tôi cảm thấy vui mừng về cam kết cải thiện mối quan hệ hai bên và đảm bảo rằng chúng ta đều nhận ra tiềm năng lớn của nó.” 

Đây được coi như một tiến bộ giúp phần nào xoa dịu căng thẳng hai bên do những cáo buộc cho rằng Bắc Kinh chịu trách nhiệm trong các cuộc tấn công mạng nhằm vào Quốc hội và ba đảng chính trị lớn nhất của Úc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phủ nhận mọi sự liên quan đến bất cứ cuộc tấn công mạng nào. 

Bên cạnh thoả thuận giữa Úc và Trung Quốc, các nhà lãnh đạo của ASEAN đang cố gắng để mở rộng tiềm năng đạt được thoả thuận với Úc, New Zealand, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ về một Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - có thể trở thành hiệp ước thương mại toàn cầu lớn nhất trong lịch sử. 

Nguồn: Reuters

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...