Vì Covid-19, lợi nhuận của nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới sụt giảm hơn 3 tỷ USD

Lợi nhuận hoạt động của Volkswagen trong quý đầu năm đã có mức sụt giảm lớn do tác động của đại dịch Covid-19.
Vì Covid-19, lợi nhuận của nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới sụt giảm hơn 3 tỷ USD

Nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Volkswagen cho biết, lợi nhuận hoạt động trong quý đầu năm 2020 đã sụt giảm xuống còn 979 triệu USD so với 4,3 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Công ty đã dự báo về khả năng lợi nhuận cả năm sẽ thấp hơn đang kể so với năm 2019, nhưng vẫn duy trì ở trạng thái  tích cực. 

Volkswagen, công ty sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như Audi, Porsche và Seat cũng cho biết doanh số bán xe theo nhóm đã giảm 25% xuống còn 1,9 triệu. Giám đốc tài chính Volkswagen, Frank Witter chia sẻ với báo giới: “Đại dịch Covid-19 toàn cầu đã có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của chúng tôi trong quý đầu năm. Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp đối phó với cuộc khủng hoảng để cắt giảm chi phí và đảm bảo thanh khoanr. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn tiếp tục đứng ở vị trí an toàn về mặt tài chính. Tập đoàn Volkswagen đang vượt qua cuộc khủng hoảng chưa từng có này bằng sự tập trung và quyết tâm.” 

Các nhà sản xuất xe hơi trên toàn thế giới đã phải đối mặt với sự sụt giảm vô cùng lớn trong nhu cầu về xe cộ, kèm theo đó là sự gián đoạn lớn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ford trước đó đã công bố khoản lỗ 1,9 tỷ USD trong quý đầu tiên, cảnh báo về khả năng sụt giảm tới 5 tỷ USD trong quý hiện tại. 

Volkswagen và các nhà sản xuất ô tô lớn khác đã bắt đầu khởi động trở lại các nhà máy sản xuất trên khắp châu Âu. Volkswagen đã cho mở cửa nhà máy lớn nhất của mình ở Wolfsburg, Đức vào thứ Hai sau khi phải ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian lâu nhất trong lịch sử 82 năm. Hầu như tất cả các nhà máy của hãng ở Trung Quốc, thị trường xe hơi lớn nhất thế giới, đều đã hoạt động trở lại. 

Tập đoàn Volkswagen đã thực hiện 100 thay đổi về cách thức hoạt động trong ngày trở lại để không gây nguy hiểm tới sức khoẻ của hàng trăm nghìn công nhân. “Sức khoẻ và sự an toàn của nhân viên và nhà cung cấp luôn là ưu tiên hàng đầu,” ông Witter nói thêm. 

“Sẽ có những thách thức phát sinh từ cường độ cạnh tranh ngày càng tăng, thị trường hàng hoá và ngoại hối biến động cùng nhiều yêu cầu nghiêm ngặt hơn liên quan đến vấn đề khí thải,” một tuyên bố của Volkswagen cho biết. 

Theo ý kiến của nhà sáng lập Trung tâm nghiên cứu ô tô tại ĐH Duisburg-Essen, ông Ferdinand Dudenhöffer cho biết: “Doanh số bán xe ở châu Âu sẽ mất ít nhất 10 năm để có thể trở lại mức năm 2019.” 

Báo cáo của Volkswagen cho thấy, dự kiến về nhu cầu trong năm nay sẽ thấp hơn từ 15-20% so với năm ngoái. Châu Á Thái Bình Dương sẽ là khu vực có hoạt động tốt hơn những nơi khác, chỉ chịu mức giảm từ 10-15%. 

Nguồn: CNN

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?