Video: Quân đội Nga sử dụng loạt trang bị mới trong diễn tập Zapad-2021

Trong cuộc diễn tập chiến lược chung Nga - Belarusia Zapad-2021 (West-2021), Quân đội Nga đã sử dụng thử nghiệm các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự tiên tiến cùng với các đơn vị chiến đấu.

Cuộc diễn tập trận được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 16/9 trên 9 bãi tập thuộc lãnh thổ Nga, vùng Biển Baltic và 5 bãi tập ở Belarus với sự tham gia của 200.000 quân nhân, 80 máy bay chiến đấu và trực thăng quân sự, 760 thiết bị quân sự, trong đó có 290 xe tăng, 240 pháo hạng nặng, nhiều hệ thống pháo phản lực và súng cối, 15 chiến hạm.

Trong cuộc diễn tập trên lãnh thổ Nga, các robot chiến đấu Uran-9 và Nerekhta là trung tâm sự quan tâm của Zapad-2021. Lần đầu tiên các robots này được tham chiến cùng với lực lượng bộ binh cơ giới.

Giai đoan tấn công tích cực của cuộc diễn tập chiến lược Zapad-2021.

Robot Uran-9 tấn công các trận địa phòng ngự của kẻ thù giả định trên khoảng cách 3 và 5 km, sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM Ataka. Các robot Nerekhta thực hiện nhiệm vụ trinh sát hỏa lực và tấn công các mục tiêu kẻ thù giả định bằng súng máy và súng phóng lựu tự động.

Các robots chiến đấu Nga tham gia diễn tập Zapad-21.

Máy bay không người lái tấn công mới Lastochka (Swallow) cũng được quân đội Nga sử dụng trong phần trọng tâm cuộc diễn tập Zapad-2021 tại thao trường Mulino thuộc vùng Nizhny Novgorod.

Quân đội Nga sử dụng các UAV trinh sát tấn công Inohodec (Orion), Swallow và Orlan-10 như một phần của lực lượng trinh sát đường không và yểm trợ hỏa lực. Các UAV sử dụng đạn dẫn đường Gran 120 mm mới nhất, đầu tự dẫn laser bán chủ động.

Một chiến thuật hỏa lực mới, được sử dụng trong cuộc diễn tập Zapad-2021 là hệ thống rải mìn tầm xa “Zemledelie” (Làm đất Nông nghiệp).

Xe phóng rải mìn tầm xa Zemledelie
Xe phóng rải mìn tầm xa Zemledelie

Quân đội Nga lần đầu tiên thử nghiệm một chiến thuật hỏa lực mới, sử dụng chung tổ hợp trinh sát - hỏa lực công binh “Làm đất Nông nghiệp” và hệ thống pháo phản lực nhiệt áp hạng nặng TOS-1A “Solntsepek”.

Trước hết, Tổ hợp “Zemledelie” phóng đạn tạo ra một trận địa mìn lớn trên đường tiến công hoặc hành quân của kẻ thù giả định, sau đó tổ hợp TOS-1A phóng đạn nhiệt áp kích nổ toàn bộ trận địa mìn vừa khởi tạo, hình thành một khu vực hủy diệt dưới sức mạnh của mìn và đạn nhiệt áp mà không một phương tiện nào chịu đựng được, kể cả xe tăng hiện đại.

Quân đội Nga cũng thực hiện diễn tập hỏa lực, sử dụng tên lửa đạn đạo chiến dịch – chiến thuật Iskander.

Các đơn vị Lữ đoàn Cận vệ đổ bộ đường không số 31, dưới hỏa lực yểm trợ của trực thăng tấn công Ka-52 và Mi-28N, thực hiện cuộc đổ bộ tấn công đường không bằng trực thăng Mi-8, ngăn chặn cuộc tấn công của đối phường, các máy bay vận tải chiến đấu Mi-8 cùng vận chuyển công sự hạng nhẹ, trang thiết bị chiến đấu, pháo và đạn dược cho lực lượng đổ bộ đường không trong thời gian lực lượng chủ lực triển khai đội hình chiến đấu tiến công.

Trong bài diễn tập huấn luyện này, lần đầu tiên trực thăng Nga đã thể hiện cho quân đội Belarus kinh nghiệm chiến đấu ở Syria, chiến thuật “Vòng đu trực thăng”.

Quân đội Nga, Belarus diễn tập đổ bộ đường không trực thăng trong khuôn khổ Zapad-2021.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…