Video: Xung đột “nhỏ” Trung - Ấn trên vùng biên giới Himalaya

Lực lượng biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc lại xung đột một lần nữa trên đường kiểm soát thực tế Himalaya đang có tranh chấp, khiến cả hai bên đều có người bị thương, các quan chức quốc phòng hai nước cho biết ngày 25/1.

Theo các nguồn tin quân sự, ngày 20/1/2021 đã diễn ra vụ đối đầu nhỏ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc. Cuộc đụng độ diễn ra giữa vòng đàm phán quân sự thứ chín giữa Ấn Độ và Trung Quốc, kéo dài gần 16 giờ. Hai bên thảo luận chi tiết về việc rút quân khỏi tất cả những điểm xung đột ở phía đông Ladakh. Cuộc giao tranh thực sự diễn ra trong ngày 20/1, nhưng không được thông báo.

Quân đội Ấn Độ được cho là đã giành được ưu thế trong cuộc giao tranh mới nhất như một "cuộc đối mặt nhỏ" tại đèo Naku La, nối bang Sikkim với vùng Tây Tạng phía Trung Quốc.

Đụng độ giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại Naku La gần biên giới Sikkim. Video WION

Phía quân đội Ấn Độ tuyên bố, cho biết cuộc đụng độ do "các chỉ huy địa phương cho phép theo các giao thức được thiết lập". Các nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết, 5 binh sĩ Ấn Độ và 15 binh sĩ Trung Quốc bị thương, đội tuần tra biên phòng Trung Quốc buộc phải lùi lại.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết "không có thông tin" về vụ xung đột. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên cho biết quân đội Trung Quốc “đã tận tụy bảo vệ hòa bình và ổn định” trên vùng biên giới. Ông nói thêm: “Trung Quốc thúc giục Ấn Độ hành động theo hướng tương tự.

Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu trên tài khoản mạng xã hội Twitter đã tweet rằng "không có ghi chép về cuộc đụng độ này trong nhật ký tuần tra của phía Trung Quốc".

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố chung với các đối tác Ấn Độ, được công bố sau ngày 20/1, vòng đàm phán thứ 9, được tổ chức từ giữa năm ngoái 2020 có xu hướng "tích cực xây dựng", nhưng không đề cập đến sự cố mới nhất. Hai bên “đồng ý thúc đẩy việc sớm rút lực lượng tiền phương” tại vùng biên giới chung phía tây Himalaya.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, cuộc hội đàm kéo dài hơn 15 giờ tại điểm gặp gỡ trên biên giới Moldo-Chushul phía Trung Quốc. Cuộc gặp đã tăng cường sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau, cả hai bên đều có động lực sẵn sàng duy trì nhiều vòng đối thoại và đàm phán tiếp theo.

“Hai bên nhất trí rằng cuộc họp lần này là tích cực, thiết thực và mang tính xây dựng, giúp nâng cao hơn nữa sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau. Hai bên nhất trí thúc đẩy sớm rút lực lượng quân đội tiền phương trên vùng biên giới. Các đơn vị bảo vệ biên giới tuân thủ sự nhất trí quan trọng của các nhà lãnh đạo nhà nước, duy trì đối thoại và đàm phán nhằm đạt kết quả tốt đẹp ”.

Căng thẳng giữa hai nước leo thang vào đầu tháng 5/2020 sau khi diễn ra những cuộc xung đột khu vực hồ Pangong ở phía đông Ladakh. Tháng 6/2020, tình huống leo thang chưa từng có với 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan, một số lượng không xác định binh sĩ Trung Quốc thương vong.

Ngày 22/1, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh cho biết: Hiện khoảng 50.000 binh sĩ Ấn Độ được triển khai trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao tại các địa điểm miền núi phía đông Ladakh trong điều kiện khắc nghiệp vùng cao. Ấn Độ sẽ không giảm số lượng binh sĩ nếu Trung Quốc không chủ động rút quân. Không rõ phía Trung Quốc có bao nhiêu quân cụ thể.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...