Việt Nam nằm trong các quốc gia xuất khẩu thực phẩm lớn nhất tới Mỹ

Dù cho là một nhà xuất khẩu lớn, nhưng Mỹ vẫn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thực phẩm theo mùa từ các quốc gia khác trên thế giới. Trong đó, hai mặt hàng chủ chốt của Việt Nam tại thị trường Mỹ bao gồm hạt điều và hạt tiêu đen…

top-tp-MY.jpg

Không chỉ là nơi sản xuất và xuất khẩu thực phẩm hàng đầu, Mỹ còn là một trong những nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới. Do tính thời vụ và khí hậu, một số loại thực phẩm khó có thể trồng được tại đây để đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Do đó nhiều mặt hàng thực phẩm quen thuộc tại Mỹ đều đến từ các nước khác.

Infographic trên sử dụng thông tin từ Cơ sở dữ liệu Thương mại Tài nguyên Chatham House (CHRTD) để thống kê những quốc gia và mặt hàng thực phẩm xuất khẩu chủ lực sang nền kinh tế lớn nhất thế giới.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU

Mỹ đã nhập khẩu khoảng 148 tỷ USD nông sản vào năm 2020 và theo USDA, con số này đã tăng lên 194 tỷ USD vào năm 2022.

Khoảng 50% tổng lượng nông sản nhập khẩu của Mỹ là các sản phẩm làm vườn như trái cây, rau, hạt… Các mặt hàng nhập khẩu lớn khác còn bao gồm đường và các thực phẩm nhiệt đới, thịt, ngũ cốc và hạt có dầu.

NHẬP KHẨU TRÁI CÂY VÀ RAU CỦ

Nhập khẩu rau quả của Mỹ đã tăng ổn định kể từ năm 2000. Trên thực tế, từ năm 2011 đến năm 2021, nhập khẩu trái cây và các loại hạt chiếm 44% lượng tiêu thụ trong nước, trong đó 35% rau quả tiêu thụ ở Mỹ là đến từ nước ngoài.

Mexico cho đến nay là nước xuất khẩu trái cây và rau quả lớn nhất sang Mỹ.

Mỹ đã nhập khẩu 2,5 tỷ USD cà chua từ Mexico vào năm 2020, chiếm 31% thương mại cà chua quốc tế. Bơ là một loại quả rất được ưa chuộng ở xứ sở cờ hoa với lượng nhập khẩu từ miền trung Mexico trị giá 2,1 tỷ USD.

Nhìn chung, các nhà xuất khẩu trái cây và rau quả lớn nhất sang Mỹ là các nước Bắc và Nam Mỹ, với đa số sản phẩm thường đến từ Guatemala, Chile, Peru, Costa Rica và Brazil.

NHẬP KHẨU THỊT

Mỹ là nước tiêu dùng thịt bò (hoặc bò cắt miếng) lớn nhất thế giới và là quốc gia có tiêu dùng thịt bò bình quân đầu người lớn thứ ba với gần 37,9 kg/người mỗi năm.

Vì vậy, dù là một trong những nước sản xuất thịt bò hàng đầu nhưng Mỹ vẫn phải nhập khẩu lượng lớn từ nước ngoài. Cụ thể, Mỹ đã nhập khẩu 8,7 tỷ USD thịt bò vào năm 2020. Mỹ nhập khẩu thịt bò nhiều nhất từ Canada, chiếm hơn 70% tổng lượng thịt bò xuất khẩu của xứ sở lá phong.

Trên thực tế, nguồn nhập khẩu thịt của Mỹ đa dạng hơn về mặt địa lý so với trái cây và rau quả, bao gồm hàng tỷ USD nhập khẩu đến từ New Zealand và Úc.

NHẬP KHẨU THUỶ SẢN

Mặc dù có nhiều đường bờ biển nhưng Mỹ lại nhập khẩu 70–85% tổng lượng hải sản của mình và chiếm 15% tổng lượng hải sản nhập khẩu toàn cầu vào năm 2020 với giá trị 21,8 tỷ USD.

Tôm đông lạnh là mặt hàng thủy sản nhập khẩu hàng đầu, với trị giá 1,9 tỷ USD từ Ấn Độ.

Nguồn nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Mỹ với tổng trị giá 3,1 tỷ USD là Canada, dẫn đầu về nhập khẩu tôm hùm, cua và cá nguyên con. Tiếp theo là Chile với 2,1 tỷ USD.

DẦU, NGŨ CỐC, CAFE...

Vẫn có rất nhiều loại thực phẩm và nông sản mà Mỹ vẫn phải phụ thuộc vào các nước khác.

Một số mặt hàng xuất khẩu cao nhất và có khả năng gây ngạc nhiên? Nhập khẩu dầu hạt cải tinh chế của Canada đạt tổng trị giá 1,4 tỷ USD vào năm 2020, trong khi Việt Nam xuất khẩu hơn 960 triệu USD hạt điều sang Mỹ.

Xem thêm

Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Xuất khẩu cá ngừ sang EU tăng 28%

Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá ngừ sang EU đi ngược xu hướng chung của toàn thị trường. Theo đó, thị trường này đang có mức tăng trưởng rất nhanh.

Có thể bạn quan tâm

Máy ATM Bitcoin tại một trạm xăng ở Washington, D.C. (Mỹ)

ATM Bitcoin trở thành mối đe dọa lớn của tiền điện tử

Các chuyên gia cảnh báo, hệ thống ATM Bitcoin đang trở thành mối đe dọa lớn về tội phạm mạng. Mặc dù đem lại tiện ích tới người dùng nhưng nó lại tạo điều kiện cho những kẻ gian lận khai thác sơ hở trong hệ thống bảo mật…

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Thái Lan muốn hợp pháp hoá casino để kích cầu du lịch

Nhằm mục tiêu cạnh tranh với các trung tâm du lịch khác trong khu vực, Thái Lan hy vọng rằng việc phát triển casino sẽ thu hút thêm du khách quốc tế, đồng thời tạo ra nguồn thu nhập lớn hơn cho ngành công nghiệp du lịch trọng điểm của đất nước…

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

ECB đối mặt với bài toán khó: Lạm phát Đức giảm, Bỉ lại tăng

Lạm phát toàn phần của Khu vực đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm nhưng lạm phát lõi vẫn “cứng đầu” do chi phí dịch vụ tăng. Thành viên Hội đồng Điều hành ECB Isabel Schnabel kêu gọi Ngân hàng Trung ương Châu Âu thận trọng hơn về các dự định cắt giảm lãi suất trong thời gian tới…

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Chìa khóa thành công trong cuộc đua xe điện Trung Quốc

Bên cạnh cuộc chiến về giá cả, các công ty xe điện Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt trong phân khúc công nghệ hỗ trợ lái xe và các tính năng hiện đại khác được hỗ trợ bởi thiết bị chip bán dẫn…

Nhà sáng lập Telegram Pavel Durov

CEO Telegram Pavel Durov bị bắt tại Pháp

Tỷ phú Pavel Durov đã bị bắt giữ tại sân bay Bourget gần Paris vào tối thứ Bảy, theo thông tin từ kênh truyền hình TF1 và BFM, trích dẫn các nguồn tin ẩn danh…