Xung đột Israel - Hamas leo thang, nhiều thương hiệu phương Tây bị tẩy chay ở các quốc gia Arab

Rất nhiều thương hiệu nước ngoài đang phải đối mặt với làn sóng tẩy chay mạnh mẽ tại các quốc gia Arab do có liên quan đến những mâu thuẫn tại Gaza…

Những khẩu hiệu tẩy chay trong các phong trào biểu tình về cuộc xung đột Israel - Hamas
Những khẩu hiệu tẩy chay trong các phong trào biểu tình về cuộc xung đột Israel - Hamas

Trong những ngày qua ở Cairo, hầu hết các cửa hàng McDonald’s ở thủ đô của Ai Cập đều chứng kiến tình trạng vắng vẻ ảm đạm, với số lượng nhân viên ít ỏi chỉ biết loanh quanh lau dọn và ngồi chơi.

Điều này là bởi tất cả hoạt động kinh doanh của nhiều thương hiệu phương Tây đều đang bị ảnh hưởng bởi một chiến dịch tẩy chay cấp cơ sở, phần lớn mang tính tự phát, là hậu quả từ cuộc tấn công quân sự của Israel ở Dải Gaza.

Các doanh nghiệp nước ngoài đang cảm nhận được tác động lớn nhất ở Ai Cập và Jordan, đồng thời có những dấu hiệu cho thấy chiến dịch này đang lan rộng sang một số quốc gia Arab khác bao gồm Kuwait và Maroc. Sự tham gia không đồng đều và chỉ có những tác động nhỏ ở Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Một số công ty mà chiến dịch hướng tới được cho là có quan điểm ủng hộ Israel và một số bị cáo buộc có quan hệ tài chính với Israel hoặc đầu tư vào đó.

Ở Ai Cập, nơi có rất ít cơ hội để người dân xuống đường vì những hạn chế về an ninh, một số người coi việc tẩy chay là cách tốt nhất hoặc duy nhất để tiếng nói của họ được lắng nghe. "Tôi cảm thấy rằng ngay cả khi tôi biết điều này sẽ không có tác động lớn đến cuộc chiến, thì đây là điều ít nhất chúng tôi có thể làm với tư cách là một công dân của công lý”, anh Reham Hamed, một người đang tẩy chay các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh và một số sản phẩm tẩy rửa của Mỹ.

Ở Jordan, những cư dân ủng hộ chiến dịch tẩy chay đôi khi bước vào các chi nhánh McDonald's và Starbucks để khuyên một vài khách hàng hiếm hoi nên tới các địa điểm khác. Tại Rabat, thủ đô của Maroc, một công nhân tại chi nhánh Starbucks tiết lộ với Reuters rằng lượng khách hàng đã giảm đáng kể trong tuần này.

Hay như tại Kuwait vào tối 21/11, bảy chi nhánh của Starbucks, McDonald's và KFC ở đây không có một bóng người.

21153952e129cbd.jpg

Hossam Mahmoud, một thành viên của phong trào BDS (Boycott, Divestment, Sanctions - Tẩy chay, thoái vốn, xử phạt) tại Ai Cập, cho biết: "Quy mô xung đột tại dải Gaza là chưa từng có. Vì vậy, phản ứng, dù trên đường phố Arab hay thậm chí trên phạm vi quốc tế, cũng là chưa từng có".

Một nhân viên tại văn phòng công ty McDonald's ở Ai Cập yêu cầu giấu tên cho biết doanh số tháng 10 và tháng 11 của các chi nhánh nhượng quyền thương mại tại đây đã giảm ít nhất 70% so với cùng kỳ năm ngoái. “Chúng tôi đang phải vật lộn để trang trải chi phí của mình trong thời gian này”, người này tiết lộ. Reuters chưa thể xác minh ngay số liệu mà nhân viên đã cung cấp.

Sameh El Sadat, một chính trị gia người Ai Cập và đồng sáng lập TBS Holding, nhà cung cấp cho Starbucks và McDonald's, cho biết ông đã nhận thấy nhu cầu từ khách hàng của mình giảm hoặc chậm lại đến khoảng 50%.

Trong một tuyên bố vào tháng trước, Tập đoàn McDonald's cho biết họ thất vọng trước những thông tin sai lệch liên quan đến quan điểm của tập đoàn đối với cuộc xung đột Gaza. Công ty nhấn mạnh họ luôn rộng mở cho tất cả mọi người. Chi nhánh nhượng quyền McDonald’s tại Ai Cập đã nhấn mạnh quyền sở hữu của mình tại địa phương và cam kết viện trợ 20 triệu bảng Ai Cập (650.000 USD) cho Gaza.

Khi được yêu cầu bình luận, Starbucks nhắc lại một tuyên bố trên website chính thức về hoạt động tại Trung Đông được cập nhật vào tháng 10. Cụ thể, tuyên bố cho biết công ty là một tổ chức phi chính trị và đồng thời bác bỏ mọi tin đồn rằng họ hỗ trợ cho chính phủ và quân đội Israel.

Bất chấp nỗ lực của các thương hiệu trong việc tự bảo vệ mình và duy trì hoạt động kinh doanh bằng các ưu đãi đặc biệt, nhiều chiến dịch tẩy chay vẫn tiếp tục lan rộng, thậm chí một số còn vượt ra ngoài biên giới Trung Đông.

Tại Malaysia, quốc gia có đa số người Hồi giáo, hoạt động của McDonald’s cũng đang chững lại đáng kể. Một nhân viên tại cửa hàng ở Putrajaya, thủ đô hành chính của Malaysia, cho biết lượng khách hàng ngày của chi nhánh hiện thấp hơn khoảng 20% so với tháng trước. Tuy nhiên, Reuters chưa thể xác minh ngay lập tức độ chính xác của con số này.

Ứng dụng gọi xe Grab cũng phải đối mặt với những lời kêu gọi tẩy chay ở Malaysia sau khi vợ của giám đốc điều hành Grab cho biết bà yêu mến Israel trong những chuyến thăm tới quốc gia này. Sau đó, bà đã lên tiếng đính chính rằng các tin tức này được đưa ra khỏi hoàn cảnh câu chuyện.

Cả Grab và McDonald's Malaysia đều phản hồi lại sau lời kêu gọi tẩy chay rằng họ sẽ viện trợ cho Palestine.

Đầu tháng này, Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã loại bỏ các sản phẩm của Coca-Cola và Nestle khỏi các nhà hàng của mình, với một nguồn tin quốc hội trích dẫn sự phản đối kịch liệt của công chúng đối với các thương hiệu này. Tuy nhiên, trên thực tế, không có công ty lớn hay cơ quan nhà nước nào của Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt quan hệ với Israel.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…